[:vi]Ngành điện lạnh, điện tử và nhu cầu nhân sự dự báo đến năm 2035[:]

Ngành điện lạnh, điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây luôn có những tín hiệu phát triển khả quan trong kinh doanh, thị trường lao động và đào tạo nhân lực.

Những tín hiệu thị trường khả quan

Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, sự bám đuổi doanh số trên thị trường bán lẻ của doanh nghiệp ngành điện lạnh, điện tử tại Việt Nam không hề hạ nhiệt. Nguồn hàng dồi dào, đa dạng chủng loại, đẩy mạnh khuyến mại, giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi… sự cạnh tranh giữa các thương hiệu vẫn rất sôi động.

Tuy về cuối năm có sự giảm sút sức mua, nhưng thị trường vẫn duy trì ở mức ổn định. Các ông lớn của ngành như Samsung, LG, Sunhouse… vẫn báo cáo tăng trưởng kinh doanh khả quan. 

Nhân lực lao động trong ngành ít biến động. So với nhiều ngành dịch vụ khác buộc phải cắt giảm nhân sự do tác động tiêu cực của dịch bệnh, thì nhu cầu tuyển nhân sự của điện lạnh, điện tử vẫn dồi dào. Thậm chí, nguồn cung nhân sự có tay nghề luôn trong tình trạng khan hiếm, khiến không ít nhà tuyển dụng đau đầu.

“Khát” nhân sự ngành điện lạnh, điện tử tại Việt Nam

Theo số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mỗi năm có khoảng 1,4 triệu kỹ sư tốt nghiệp ra trường tham gia thị trường lao động. Trong đó bao gồm những kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh). Nhưng chỉ có 15% trong số này được đào tạo chính quy, bài bản. 

Bên cạnh hệ thống các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh), thì bản thân các tập đoàn lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thường xuyên tổ chức thêm các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng, phát triển nhân lực ngành.

Từ năm 2017 đến nay, Tập đoàn này thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhân sự ngắn hạn. Điển hình như dự án “Đào tạo điện” năm 2017, chương trình “Đào tạo điện – khởi nguồn cho tương lai xanh”… để chủ động hơn trong việc sử dụng nhân sự. Tuy nhiên, những nỗ lực từ cả phía các cơ sở đào tạo, các tập đoàn lớn vẫn như “muối bỏ bể”. Ở thời điểm hiện tại và dự báo đến năm 2035, tình trạng thiếu hụt nhân sự ngành điện lạnh, điện tử vẫn tiếp tục diễn ra. Đây là thực trạng đáng lo ngại của toàn ngành.

>> Kỹ thuật Nhiệt: Top 5 ngành tỷ lệ ra trường có việc làm cao nhất khối kỹ thuật

Ngành điện lạnh, điện tử luôn khát nhân sự chất lượng
Ngành điện lạnh, điện tử luôn khát nhân sự chất lượng

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kỹ sư điện lạnh, điện tử cho tương lai

Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, nhiều trường đại học có đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh) đã đẩy mạnh tuyển sinh và thu hút sinh viên theo học. Bên cạnh chú trọng kiến thức chuyên ngành, các cơ sở đào tạo bước đầu đẩy mạnh phát triển kỹ năng mềm và tăng thực tiễn cho sinh viên. Ưu điểm lớn của hoạt động này là giúp sinh viên cảm nhận tốt hơn về ngành học, và có định hướng đúng cho nghề nghiệp tương lai.

TS. Đinh Văn Thành – Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Đông Á, một trong những trường đại học có đào tạo ngành điện lạnh cho biết: “Đại học Công nghệ Đông Á đào tạo theo mô hình thực hành ứng dụng, gắn kết với tiết lý giáo dục “Học để biết, để làm và để thay đổi”. Vì vậy, nhà trường chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn gắn liền thực tế. Sinh viên đi thực tập ngay từ năm thứ nhất. Và đặc biệt trong quá trình học tại trường, sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm để phục vụ công việc tối ưu nhất. Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt – Điện Lạnh) là ngành học mũi nhọn của nhà trường, đi đầu trong thay đổi cách thức dạy và học tiệm cận với nhu cầu xã hội.”

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh) là một trong Top 5 ngành tỷ lệ ra trường có việc làm cao nhất khối ngành kỹ thuật. Tuy vậy, so với các ngành học khác, đây vẫn là ngành kén người học. Bởi sinh viên khi quyết định học ngành này cần có những tố chất phù hợp để theo học. Thứ nhất, chương trình đào tạo nặng về các môn học tự nhiên. Sinh viên theo học ngành cần học tốt các môn học tự nhiên ngay từ bậc học THPT. Thứ hai, trình độ đào tạo đại học chú trọng phát triển tư duy cho người học. Vì vậy trong quá trình học, sinh viên cần nâng cao khả năng tự học và nghiên cứu, đọc hiểu tài liệu, song song với các giờ giảng trên giảng đường. Thứ ba, trong quá trình học, sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động định hướng ngành học do cơ sở đào tạo thực hiện.

Từ sự chủ động tích cực phía người học và sự định hướng đúng đắn của các cơ sở đào tạo, hy vọng ngành điện lạnh, điện tử trong tương lai, sẽ có thêm nguồn cung nhân sự chất lượng.

>> Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh) tại Đại học Công nghệ Đông Á

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Tòa nhà Polyco Group, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 024 6262 7797

Email:tuyensinh@eaut.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/

Đăng kí XÉT TUYỂN: https://eaut.edu.vn/tuyensinhdaihoc

NỘP HỒ SƠ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *