[2023] Học ngành công nghệ thực phẩm ra trường chỉ làm đầu bếp?

Trong quá trình tư vấn tuyển sinh trong những năm gần đây, không ít trường hợp các bạn trẻ hay thắc mắc rằng: “Em tưởng công nghệ thực phẩm là ra làm đầu bếp?” Vậy thực chất công nghệ thực phẩm là gì? Học ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? Những vấn đề xung quanh ngành học này như thế nào? Cùng trường đại học Công Nghệ Đông Á tìm hiểu sâu hơn về ngành công nghệ thực phẩm qua bài viết này nhé.

Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghệ Đông Á trong giờ học thực hành
Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghệ Đông Á trong giờ học thực hành

Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản, thuỷ, hải sản… Vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quy trình chế biến thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Đảm bảo dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới cho lĩnh vực thực phẩm, hoá học hoặc dược phẩm… Các ứng dụng của công nghệ thực phẩm là rất đa dạng, áp dụng cho tất cả những gì liên quan tới đồ ăn, thức uống và vệ sinh an toàn thực phẩm….

Ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào? 

Nền tảng kiến thức quan trọng của ngành học này là 2 môn học: Hoá học và sinh học nên các tổ hợp xét tuyển  cho ngành công nghệ thực phẩm sẽ là các tổ hợp môn: 

A00: Toán học, Vật lý, Hoá học

A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán học, Vật lý, Sinh học

B00: Toán học, Hoá học, Sinh học 

Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghệ Đông Á trong giờ học thực hành
Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghệ Đông Á trong giờ học thực hành

Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm được đào tạo như thế nào?

Cũng giống như nhiều ngành học khác. Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm trường đại học Công Nghệ Đông Á sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao từ kiến thức đại cương cho tới các môn học chuyên ngành: Công nghệ bảo quản và chế biến nguyên liệu thực phẩm, công nghệ sản xuất cồn rượu bia và nước giải khát. Công nghệ các sản phẩm từ cây nhiệt đới, công nghệ đồ hộp( thịt, cá, củ, quả…). Công nghệ các sản phẩm từ ngũ cốc, công nghệ từ các sản phẩm sữa, kỹ thuật lạnh trong công nghệ thực phẩm. Phát triển các sản phẩm thực phẩm, Enzyme trong công nghệ thực phẩm…

Sau khi được đào tạo các khối kiến thức cơ bản và cơ sở ngành, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm có thể chọn một trong những chuyên ngành sau: 

– Công nghệ các sản phẩm thực phẩm

– Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Quá trình và thiết bị sản xuất thực phẩm. 

Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghệ Đông Á trong giờ học thực hành
Sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghệ Đông Á trong giờ học thực hành

Cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm

Có thể khẳng định rằng, cơ hội việc làm cho các tân kỹ sư, cử nhân ngành công nghệ thực phẩm rất rộng mở bởi: Giá trị hàng hoá thực phẩm của nước ta hàng năm tăng trung bình 10-12%, số lượng các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm của nước ta hàng năm tăng 8-10%. Tổng số các nhà máy lớn và các cơ sở sản xuất thực phẩm vừa và nhỏ của nước ta hiện nay khoảng 8000. Như vậy, mỗi năm nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thực phẩm cho các nhà máy, cơ sở sản xuất này cũng khoảng 8000 nhân sự. Trong khi mỗi năm, năng lực đào tạo ngành công nghệ thực phẩm của các trường đại học trên cả nước chỉ đạt 5000 kỹ sư, cử nhân cho ngành công nghệ thực phẩm. Như vậy khả năng tìm được việc của các tân kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm sẽ khá cao. 

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc tại các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm công lập, tư nhân, liên doanh với nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài (như các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát, thịt, sữa, bánh kẹo, chè, thuốc lá, dầu ăn…)

Làm công tác nghiên cứu, phân tích, kiểm nghiệm tại các viện nghiên cứu và các viện, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm chuyên ngành. Các cơ quan quản lý nhà nước (các cục, các vụ chuyên ngành của các Bộ, Ngành…)

Có cơ hội làm việc tại các đơn vị tư vấn (thiết kế, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm…) các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và dinh dưỡng cộng đồng(chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm,…)

Hoặc cũng có thể giảng dạy các bộ môn thuộc ngành công nghệ thực phẩm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo chuyên ngành này.

Các chuyên viên ngành công nghệ thực phẩm
Các chuyên viên ngành công nghệ thực phẩm

Thông tin chi tiết về nghề đầu bếp

Đầu bếp là gì? 

Đầu bếp là người nấu ăn chuyên nghiệp, lập kế hoạch và tổ chức việc chuẩn bị, nấu các món ăn theo các cách sắp đặt. Hoặc cũng có thể hiểu đầu bếp là những người có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ nấu nướng nhằm tạo ra các món ăn trong một không gian riêng như nhà hàng, khách sạn, bếp ăn của các công ty… Người làm đầu bếp còn có thể làm công việc giám sát nhà bếp hoặc menu… 

Công việc của người đầu bếp

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến, nấu ăn. Thường xuyên vệ sinh các thiết bị vật dụng xung quanh khu vực nấu ăn đảm bảo cho môi trường nấu ăn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lựa chọn nguyên liệu đầu vào tươi ngon,có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng.

Đào tạo nghề đầu bếp 

Tuỳ vào mức độ tay nghề, khả năng học và mong muốn nghề nghiệp của các cá nhân muốn theo nghề đầu bếp trở thành người đầu bếp có tay nghề, đầu bếp trong khách sạn, nhà hàng, công ty hay doanh nghiệp về du lịch mà có thể theo học các khóa học về đầu bếp ngắn hạn hoặc dài hạn khác nhau. Người học cũng có thể học theo các cá nhân hay tổ chức giỏi về nấu ăn trong một lĩnh vực nào đó để có thể theo nghề đầu bếp. Hoặc cũng có thể tham gia ngành học kéo dài 3-4 năm trở thành đầu bếp tại một số trường đại học, cao đẳng như cao đẳng du lịch Hà Nội… 

Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm
Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm

Thông qua những thông tin trên có thể hiểu rằng, ngành công nghệ thực phẩm là ngành rất rộng, sau khi tốt nghiệp ngành này, các bạn có thể làm được nhiều công việc khác nhau và có cơ sở để phát triển nghề nghiệp rất tốt. Học công nghệ thực phẩm ra có thể làm một đầu bếp chuyên nghiệp nếu bạn mong muốn. Còn học xong đầu bếp thì chưa chắc đã làm được các công việc mà các sinh viên ngành công nghệ thực phẩm có thể làm được. Hay có thể hiểu đơn giản là ngành nghề về công nghệ thực phẩm sẽ là ngành nghề bao trùm cả nghề đầu bếp. 

Xem thêm: NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Như vậy, có thể khẳng định, học công nghệ thực phẩm ra trường không phải chỉ để làm đầu bếp, mà học công nghệ thực phẩm ra trường có thể làm được rất nhiều việc có chuyên môn cao liên quan tới tất cả các lĩnh vực về thực phẩm, sản xuất, chế biến, bảo quản, vận hành dây chuyền sản xuất hàng hoá, đồ ăn… Công nghệ thực phẩm sẽ là ngành học mang tới cho các bạn trẻ nhiều trải nghiệm nghề nghiệp thú vị và cơ hội thăng tiến nhiều trong sự nghiệp của mình. 

 

NỘP HỒ SƠ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *