Covid, đại học và người trẻ

Một năm sống trong đại dịch khiến cuộc sống của nhiều người trẻ bị đảo lộn. Trong đó có chuyện học. Đó là sự lung lay niềm tin về một công việc tốt ở tương lai, mà trước hết cần phải đặt nền móng ở hiện tại: Chuyện chọn ngành đại học.

Công việc có trước hay học tập có trước?

Với suy nghĩ đi làm để đảm bảo cuộc sống, một bộ phận người trẻ lựa chọn kiếm việc làm trước thay vì chọn học tập. Một bộ phận khác từ bỏ con đường học tập đang dở dang để đi làm. Tuy nhiên, đó là những quyết định chưa thực sự đúng đắn và phù hợp lúc này, thời điểm dịch bệnh. 

Trong một bài báo đăng trên CNBC tháng 11-2020, tác giả AJ Horch nhận xét, nhiều người thuộc thế hệ Z (1996 – 2010) đã bị mất việc làm hoặc bị cắt lương vì Covid-19. Một số đã buộc phải chuyển về ở cùng gia đình hoặc ở gần gia đình vì không cò đủ khă năng tự nuôi sống bản thân (nguồn: Báo Tuổi trẻ).

Covid-19 vô hình chung đã tác động tiêu cực đến xã hội. Các cơ hội việc làm giảm dần. Thị trường việc làm thêm, làm mới và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp dường như đóng băng. Cắt giảm lao động là thực trạng đã diễn ra. Người trẻ, đặc biệt là những người chưa tích đủ kiến thức và kinh nghiệm sẽ là nhóm người “yếu thế” nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ buộc phải giành giật các cơ hội việc làm nếu muốn có được công việc. Họ bị tước quyền chọn các công việc tốt hơn, mặc dù họ đáng được nhận. 

Nguyên nhân chính là lựa chọn công việc và đi làm ở sai thời điểm. Điều này càng đúng khi dịch bệnh bùng phát. Vậy thay vì chọn công việc trước, người trẻ chọn học tập trước, họ sẽ cần phải làm gì để tồn tại và phát triển trong đại dịch?

Ở mỗi thời điểm khác nhau, ứng với giai đoạn phát triển khác nhau, người trẻ cần có sự chọn lựa hướng phát triển phù hợp.
Ở mỗi thời điểm khác nhau, ứng với giai đoạn phát triển khác nhau, người trẻ cần có sự chọn lựa hướng phát triển phù hợp.

NỘP HỒ SƠ

Thay đổi để thích nghi sẽ giúp Gen Z tồn tại và phát triển

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Wells Fargo, 17% người thuộc thế hệ Z đã phải thay đổi hoàn cảnh sống kể từ khi đại dịch bùng phát. Thích nghi là then chốt cho sự tồn tại và phát triển của vạn vật. Ngay cả khi sống trong đại dịch, người trẻ nên học cách thích nghi hiện thực và điều chỉnh chính mình. Chỉ số vượt khó, thích nghi hoàn cảnh và thách thức – Adversity Quotient (AQ) càng cao, càng cho thấy bạn đầy tiềm năng phát triển, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch.

Có một thực tế rằng, trước và sau khi đại dịch bùng phát, những kế hoạch học tập duờng như bị đảo lộn. Các quyết định lựa chọ ngành học tương lai của một bộ phận người trẻ bị lung lay. Đâu là ngành đáng để đầu tư lựa chọn? Đâu là ngành học có triển vọng? Và đâu là ngành học tiềm năng nhất trong trường hợp dịch bệnh không được đẩy lùi? Sự phân vân hiển hiện rõ trong suy nghĩ, hành động của những người đứng trước ngưỡng cửa đại học.

Một ví dụ điển hình, năm 2018 nhóm ngành dịch vụ, du lịch là một trong những nhóm ngành có điểm trúng tuyển cao vì thu hút nhiều học sinh đăng ký xét tuyển. Nhưng hiện nay, du lịch và những ngành học liên quan đến lĩnh vực này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đại dịch Covid-19 đã đẩy ngành du lịch toàn cầu thụt lùi về thời điểm năm 1990 với  lượng du khách quốc tế đã giảm 74% trong năm 2020 so với năm trước, tức giảm khoảng 1,1 tỷ lượt (báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO). Nước Ý quốc gia với triệu phòng khách sạn, ngành dịch vụ lưu trú đang thoi thóp vì dịch Covid-19, và có nguy cơ phải bán tháo tài sản. Một bức tranh ảm đạm của ngành. Nhìn vào thực tế đó đủ khiến người trẻ lo lắng, bất an về một lĩnh vực với nhiều ngành học đã từng có triển vọng. Và một tương lai bất định!

Tuy nhiên, trong tiêu cực có tích cực, trong khó khăn có cơ hội. Người trẻ dường như e dè, đắn đo và suy nghĩ nhiều hơn về những ngành học ở tương lai. Lắng nghe nhiều hơn những thông tin đa chiều và sự trải nghiệm của những người đi trước. Chủ động tìm đến các nguồn tin tư vấn đáng tin cậy. Cân nhắc mọi yếu tố về tài chính, cơ hội học tập, cơ hội tích lũy kiến thức và triển vọng phát triển, cũng như học cách thích nghi hoàn cảnh… Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn chính xác hơn.

Thái độ sống và học tập chủ động được hình thành, dần thay thế cho sự bị động, e dè và những hoài nghi về tương lai ảm đạm. Lựa chọn ngành học theo xu thế đám đông dường như được loại bỏ. Thay thế vào đó là những lựa chọn xuất phát từ bản thân và sự phù hợp với từng cá nhân trong xã hội.

Thay đổi để thích nghi sẽ giúp Gen Z tồn tại và phát triển
Thay đổi để thích nghi sẽ giúp Gen Z tồn tại và phát triển

Tiềm năng phát triển trong tương lai của các ngành học

Chỉ có cách thay đổi bản thân để thích nghi hoàn cảnh mới giúp người trẻ vượt qua được khó khăn dịch bệnh. Những nhóm ngành đại học vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức, cơ hội phát triển cho người học và đảm bảo một sự phát triển vững vàng ở tương lai.

Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, thực phẩm được quan tâm đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát. Dược học, Điều dưỡng hay Công nghệ Thực phẩm. Xét cho cùng bất kỳ hoàn cảnh nào, nhu cầu ăn, uống và được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của con người.

Nhóm ngành dịch vụ dường như chịu tác động nhiều nhất của đại dịch. Nhưng Covid-19 lại được coi như “thời chiến” của ngành này. Và không ngủ vùi trong hòa bình chiến thắng, khó khăn và thách thức đến từ đại dịch sẽ đem lại cơ hội phát triển mới. Như cách mà các diễn giả trong hội thảo Shark Tank Forum 2020 chia sẻ: đại dịch Covid-19 đã khai tử nhiều ngành/nghề nhưng cũng giúp định hình lại các xu hướng hiện có, tạo ra các xu hướng hoàng toàn mới, với những quyết sách mạnh mẽ, hướng đi khác biệt nhằm bảo vệ sự tồn vong. 

Covid-19 cũng đã góp phần củng cố hơn giấc mơ tự động hóa của con người. Robot có thể thay thế con người làm nhiều việc. Trong đó có kiểm soát dịch bệnh. Vì thế, nhóm ngành kỹ thuật hầu như không chịu ảnh hưởng của đại dịch. Đặc biệt là kỹ thuật ứng dụng, áp dụng vào thực tế cuộc sống.

Còn với nhóm ngành kinh tế trong đại dịch Covid-19 thì tương tự “thời chiến” của nhóm ngành dịch vụ. Và như cách CEO kinh điển của Apple – Steve Jobs hành động, hai lần trở lại Apple đều là hai lần hãng này gần như phá sản, được đặt vào trạng thái “thời chiến”. Steve Jobs đã phá vỡ tất cả các quy tắc thông thường để chiến thắng. Chỉ có thể là bắt buộc phải thay đổi để thích nghi và thành công./.

NỘP HỒ SƠ

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Tòa nhà Polyco Group, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 024 6262 7797

Email:tuyensinh@eaut.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/

Đăng kí XÉT TUYỂN: https://eaut.edu.vn/tuyensinhdaihoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *