TỰ HỌC – VUA CỦA MỌI LOẠI KỸ NĂNG

Chúng ta thường nhắc nhau về việc tự học. Đặc biệt là thời điểm chuyển cấp: từ học sinh cấp ba lên ngưỡng cửa đại học. Làm cách nào để việc tự học bớt nhàm chán? Tự học thế nào để có hiệu quả nhất? Cùng “tự học” những kinh nghiệm “tự học” được chia sẻ bởi tác giả Leo Minh dưới đây nhé!

Trong bất cứ kỹ năng nào khi làm việc, “tự học” luôn là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất và chính nó sẽ “cải thiện”, “xúc tiến” những kỹ năng còn lại. […]Trong bài viết này, Minh sẽ đúc kết lại tất tần tật kỹ năng tự học của mình và các vấn đề mà nhiều người đang mắc phải khi bắt đầu tự học một cái gì đó.

VÌ SAO CHÚNG TA NÊN TỰ HỌC, VÀ PHẢI HỌC THẬT NHANH?

Tự học là một việc cực kỳ thù vị, vì tự học sẽ giúp chúng ta phá bỏ mọi khuôn khổ, thỏa sức sáng tạo, không bị bất cứ ai, bất cứ điều gì làm rào cản (thay vì đi học thì bị thầy cô bắt phải làm theo ý, theo bài giảng…). Và vì vậy nên chúng ta **RẤT DỄ PHÁT TRIỂN**, và phát triển rất nhanh.
Việc tự học cũng giúp chúng ta RA KẾT QUẢ nhanh hơn bình thường, điều mà bất cứ doanh nghiệp, người chủ nào cũng mong muốn. Viêc tự học là việc mà chúng ta tự giác, không bị ai thúc đây, chúng ta học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, không bị giới hạn thời gian, và việc tự học cũng rất thực tế vì chúng ta quan sát, đúc kết từ mọi thứ.

 Tự học giúp chúng ta thăng tiến nhanh hơn bình thường.

Ngoài ra, việc tự học còn giúp chúng ta rèn luyện các kỹ năng:
– Lập mục đích: Khi chúng ta đã khao khát học một điều gì đó, có nghĩa là chúng ta phải hiểu rất rõ chúng ta cần học gì, và mong muốn đạt kết quả gì.
– Kiên trì: Tự học là một việc rất khó, chúng ta phải đọc hàng chục cuốn sách, chúng ta phải xem hàng trăm video, follow hàng chục chuyên gia…..làm như vậy thì mới có thể học ra ngô ra khoai… mà để làm được điều đó thì phải rất kiên trì.
– Quan sát: Khi mới bắt đầu tự học, chúng ta sẽ thấy “ồ người này dạy đúng quá, thôi học người này đủ rồi”… nhưng về sau thì chúng ta sẽ nhận ra mọi thứ sẽ không đúng hoàn toàn, mỗi tác giả, mỗi cuốn sách đều sẽ có điểm hay, điểm dở riêng, cái quan trọng là mình phải quan sát thường xuyên và chắt lọc ra những điều tinh túy nhất. (Điều mà 8/10 người đều nói thì chắc là đúng)

Tự học sẽ giúp các bạn sinh viên có nhiều cơ hội phát triển hơn
Tự học sẽ giúp các bạn sinh viên có nhiều cơ hội phát triển hơn

– Logic: Càng quan sát nhiều, học hỏi nhiều, chúng ta sẽ càng biết được những suy luận, lập luận vấn đề của người khác, từ khởi đầu cho đến khi ra kết quả. Tính logic càng lúc sẽ càng được tăng lên
– Trình bày: Học là phải thực hành và chia sẻ, như thế mới có thể nhớ lâu… mà càng chia sẻ nhiều thì chúng ta sẽ càng cải thiện được kỹ năng nói, kỹ năng trình bày vấn đề của mình.
– Thực tế: Học từ chuyên gia, học từ những case study thực tế sẽ giúp chúng ta càng lúc càng nghiệm ra vấn đề. Mọi thứ chúng ta lập luận, nói sẽ càng “tiệm cận đúng”.
…..
Và còn rất nhiều rất nhiều kỹ năng, lợi ích khác mà chúng ta có thể có thông qua việc tự học. Ví dụ như mình từ một thằng mọt sách, mọt máy tính chả nói chuyện với ai, sống khép mình. Nhờ tự học riết mà mình trở nên nói nhiều, hòa đồng chẳng hạn Và quan trọng nhất, là chúng ta phải HỌC NHANH.

**Lưu ý: Ra trường càng khó có thời gian tự học bởi KHÔNG ÔNG SẾP NÀO CHO CHÚNG TA QUÁ NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ TỰ HỌC. SẾP LUÔN NHÌN VÀO GIÁ TRỊ. Vì sao họ không thuê người có kinh nghiệm làm luôn mà phải thuê mình vào rồi “tự học”. Một nhân viên Marketing, khi nhận job rồi vào làm thì còn phải biết một chút về SEO, content, facebook ads, design, editor bla bla bla (ở mức căn bản)… nếu chúng ta mất 3 tháng chỉ để học Design ảnh thì… 3 tháng đó lương đâu ra….
.
Người học nhanh sẽ tạo ra nhiều kết quả, người có tâm thế học nhanh (nhận thức siêu rõ ràng) thì chắc chắn sẽ học nhanh hơn người khác. Phải quan niệm trong đầu: mình chỉ cần 3 ngày để học xong hoặc trong ngày hôm nay. 

BIẾT RÕ MÌNH CẦN PHẢI HỌC GÌ?
.
Hà, cái này là cái quan trọng nè nhiều đứa nhân viên mình kêu nó đi tự học về marketing cái nó đi học mấy cái vĩ mô như chiến lược, 7p, 4p, kiến thức hàn lâm các kiểu rồi lúc mình kêu nó thực hành thì nó lại chả làm được gì? Đây là một cái lỗi cực kì quan trọng của người tự học. LUÔN SUY NGHĨ CAO SIÊU VỀ CÁC KIẾN THỨC MÀ MÌNH CẦN HỌC.

Chúng ta hay có một thói quen “đứng núi này, trông núi nọ” mà không nhìn vào cái “bản chất”. Mà bản chất của việc học là “kết quả”. Học là để thực hành ra kết quả, học là phải thực tế, phải làm được….
—--> Chúng ta cần phải xác định rõ mục đích học của chúng ta là gì, và mục đích đó NÊN PHÙ HỢP CÔNG VIỆC (hoặc phù hợp những điều mà chúng ta muốn)

Để biết mình cần phải học gì thì:

– Nên hỏi người thầy cô giảng viên, thư ký khoa, các anh chị sinh viên khoá trước, hoặc hỏi trực tiếp người trong ngành,….
– Nên suy nghĩ về “kết quả” trước khi học
– Nên làm một file tổng hợp tất tần tật về chuyên gia (Ví dụ như khi bạn muốn học hỏi thêm các kinh nghiệm, kiến thức về Content hãy tổng hợp một file tất tần tật kiến thức về Content mà mình đã làm)… việc làm file tổng hợp này cũng cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về “những kiến thức nền cần học” và liệt kê cả các chuyên gia, các group, fanpage, website, channel hay ho để chúng ta học dần.

Và sau khi biết được mình cần học gì rồi thì học thôi. Mà học thì phải dùng công thức học thì mới học nhanh được.

CÔNG THỨC HỌC TẠO NÊN NHỮNG CHUYÊN GIA

Hãy vạch ra một lộ trình cụ thể hoặc theo công thức dưới đây. Đây là công thức mà mình đã được đúc kết lại từ quá trình học, cũng nhiều chuyên gia đã nói về nó và ngay cả quá trình đi làm sếp mình cũng nói rất nhiều. Đó là công thức:

– TỰ HỌC
– ĐÚC KẾT
– THỰC HÀNH
– CHIA SẺ

Đây là một công thức sẽ biến những gì chúng ta BIẾT thành những gì chúng ta SỞ HỮU, biến kiến thức thành thực hành, thành kết quả của chúng ta.

TỰ HỌC

Phần này là phần quan trọng nhất, chúng ta phải biết mình muốn học gì, kết quả học là gì và có lộ trình học rõ ràng nữa thì càng tốt. Phương pháp học mà mình thường dùng:
– Có nhận thức rõ ràng về việc PHẢI HỌC: học không còn là việc rảnh thì làm nữa mà nó là điều BẮT BUỘC PHẢI LÀM. Dù mình có là ai đi chăng nữa, làm công việc gì đi chăng nữa thì việc học vẫn là việc rất quan trọng.
– Có nhận thức rõ ràng về việc “thu nhận kiến thức”: dù bạn học ai, dù họ giỏi hay dở thì họ vẫn CÓ THỨ CHO BẠN HỌC. hoặc nếu không có đi nữa thì mình cũng happy vì đã biết được một video ko nên xem. Tâm thế “tìm tòi kiến thức” sẽ khác với tâm thế “tìm tòi kẽ hở để chê bai”.

– Học thì phải có thói quen GHI CHÉP. Phải có giấy viết mọi lúc mọi nơi, theo mình thì không nên dùng notes trên đt mà nên dùng giấy viết thì sẽ nhớ được lâu hơn.
– Có sự khao khát về việc học: cái này chỉ cần chúng ta có mục đích rõ ràng, và ham muốn học thực sự thì nó sẽ sản sinh ra. Nếu không, hãy ép bản thân khao khát bằng mọi cách (vì chỉ khi “thực sự khao khát học”, bạn mới có tâm thế học tập đúng đắn)… mình từng dùng những thứ tiêu cực để ép bản thân học, không hi vọng mọi người sẽ làm vậy nha

Tự học - Kỹ năng quan trọng nhất tạo nên những chuyên gia
Tự học – Kỹ năng quan trọng nhất tạo nên những chuyên gia

ĐÚC KẾT

Sau khi chúng ta ghi chép và học hành xong, việc quan trọng nhất là chúng ta phải biết mình đã học được những gì, những kiến thức này có thực tế không, có ứng dụng được cho công việc hiện tại không. Cũng giống như bạn đang cố gắng đi cuốc đất tìm khoai, quan trọng nhất là tối về bạn có bao nhiêu KHOAI trong túi. Ở phần này, chúng ta cần phải:

– Chiêm nghiệm ngay buổi tối về chúng ta đã học được những gì
– Liệt kê các gạch đầu dòng những nội dung đã học được (những tiêu đề lớn)
– Liệt kê những vấn đề quan trọng (phần gạch chân hoặc khoanh đỏ) để nhớ lại lần nữa. (phương pháp học của mình là mình sẽ lướt nhanh toàn bộ vấn đề và cái nào quan trọng sẽ gạch chân hoặc khoanh đỏ lại)
– Ghi chép trên giấy 1 lần rồi, những cái nào quan trọng thì mình nên làm một bài review chi tiết về nó. Mỗi lần chúng ta review lại điều gì đó, chúng ta sẽ moi móc lại những kiến thức, những trải nghiệm củ của bản thân, khiến cho bài review là một sự tổng hợp sáng tạo giữa kiến thức mới và kiến thức cũ —> chúng ta sẽ có trải nghiệm học A++. (đúc kết được nhiều hơn)

THỰC HÀNH

Haiz, cái này mới là quan trọng nè, kiến thức nếu không được thực hành thì sẽ nhanh chóng biến thành con số 0. Thực hành để chính chúng ta có được trải nghiệm, case study của riêng mình. Nếu mình không tự học thường xuyên và áp dụng công thức này, chắc chắn mình sẽ chẳng bao giờ viết được bài này trong 3h. Công thức này đã trở thành QUÁN TÍNH CỦA MÌNH trong thời gian dài, vì vậy mình có thể viết nó ra ngay lập tức mà không cần suy nghĩ.
.
Việc thực hành cũng sẽ khiến chúng ta có cái nhìn THỰC TẾ hơn. Những gì mà chúng ta học chỉ mới nằm ở trên lý thuyết, nếu chúng ta đem những kiến thức này đi chia sẻ lại thì chúng ta có thể “lùa gà” được chứ gặp những người hiểu rõ bản chất vấn đề họ sẽ biết ngay —-> Cần phải thực hành những gì chúng ta đã học để mọi thứ trở nên RÕ RÀNG hơn, không lý thuyết suông nữa.
Nhưng, đôi khi không phải cái gì chúng ta cũng có thể thực hành, mình sẽ chỉ cho các bạn một cách đơn giản hơn ở phần sau đó là cách “đặt câu hỏi TẠI SAO”. (nhưng nếu được thì cứ dấn thân vào mà làm, mà trải nghiệm đi nhé… nếu không là bị chửi lý thuyết suông đấy)

CHIA SẺ

Bước cuối cùng này mới là “mấu chốt” để kiến thức được chuyển biến từ “biết” sáng “sở hữu”. Đây cũng là lý do mà mọi người thấy mình chia sẻ thường xuyên, chia sẻ liên tục hết group này đến group khác, và ngay cả trên tường nhà cá nhân nữa.
Nếu kiến thức của bạn chỉ mãi ở trong đầu bạn, thì qua bao nhiêu ngày gì đó nó sẽ trở thành trí nhớ ngắn hạn (cái này mấy bạn search nha, mình nhớ mang máng thôi) nhưng những gì mà bạn CHIA SẺ nó với người khác, bạn sẽ nhớ rất lâu.

MỘT KIẾN THỨC SẼ ĐƯỢC NHỚ NHƯ IN NẾU HỘI TỤ ĐỦ 6 GIÁC QUAN

– Nghe
– Viết
– Đọc
– Nói
– Liên tưởng
– Cảm nhận

Bạn không tin?
Hãy thử xem
Kết thúc phần công thức học. Có thể nói đây chỉ là những kiến thức rất rất rất căn bản nhưng nếu bạn có thể thực hiện từ những cái căn bản này, mọi thứ sẽ trở nên rất dễ dàng.

Tác giả: Leo Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *