Là sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh, chắc chắn các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận – học – thi – thực hành môn học về các phương pháp gia công cơ khí, để hiểu sâu hơn, chi tiết hơn về môn học này, các bạn cùng Đại học Công Nghệ Đông Á tham khảo nội dung chi tiết bài viết: “Các phương pháp gia công cơ khí trong cơ khí chế tạo” dưới đây. Đừng bỏ qua, sẽ rất hữu ích cho các bạn đó!
1. Các phương pháp gia công cơ khí truyền thống
Phương pháp gia công cơ khí truyền thống là phương pháp sử dụng các loại dụng cụ có độ cứng cao hơn độ cứng của chi tiết gia công (phôi), để bóc tách đi vật liệu. Đặc trưng của phương pháp gia công truyền thống là để tạo hình bề mặt cần có một quan hệ tích hợp giữa chuyển động của dụng cụ và chi tiết gia công. Các phương pháp gia công truyền thống như:
tiện, phay, khoan, khoét, doa, taro, chuốt, mài, lăn, ép,… trong đó, tiện là phương pháp gia công chiếm khoảng 30-40% tổng số thiết bị trong các nhà xưởng gia công cắt gọt kim loại…
1.1 Phương pháp Tiện
Tiện là phương pháp gia công cơ khí phổ biến nhất trong các phương pháp gia công cơ khí truyền thống. Cơ chế hoạt động của phương pháp này dựa trên sự chuyển động tròn của phôi(nhằm cắt VC) kết hợp cùng chuyển động tiến dao ( gồm hai chuyển động được tổng hợp là dọc SD và ngang Sng) được thực hiện bởi công cụ dao.
1.2 Phương pháp phay
Phương pháp phay cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong gia công cơ khí. Trong các nhà máy, xí nghiệp cơ khí, gia công cơ khí bằng phay chiếm khoảng 20%.
Phương pháp này được thực hiện qua hoạt động cắt gọt phoi, từ đó thợ cơ khí có thể tạo ra nhiều chi tiết nhỏ cho tới những sản phẩm lớn hơn mang dạng cấu trúc phức tạp với độ chính xác của cấu trúc rất cao. Mà chỉ trong một thời gian cắt gọt ngắn, giúp bạn giảm thiểu công sức một cách hiệu quả.
1.3 Các phương pháp gia công cơ khí: Khoan – khoét – Doa – Taro
Khoan là cách thông dụng được dùng vào mục đích tạo lỗ từ những dạng phôi đặc.
Khoét giúp mở rộng các lỗ nằm sẵn trên một số loại máy như Doa, máy Khoan, Tiện, Phay,…
Doa là các gia công tinh, làm phẳng những lỗ sau khi đã được khoan hoặc khoét, tiện…
Taro là việc thực hiện gia công ren, có thể tạo ra những ren lỗ đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Bằng phương pháp taro, thợ cơ khí có thể thực hiện việc gia công các loại ren khác nhau như ren hệ mét, ren trụ, ren hệ anh, ren côn,…
1.4 Phương pháp chuốt
Phương pháp chuốt được sử dụng trong kỹ thuật gia công các loại lỗ bao gồm: lỗ định hình, lỗ then, lỗ tròn, ngoài gia công các loại lỗ thì chuốt còn hoạt động gia công tại các bề mặt phẳng hay xoắn rãnh đều được.
1.5 Phương pháp mài
Có nhiều loại mài, như mài vô tâm, mài tròn trong, mài tròn ngoài, mài phẳng hoặc mài tròn có tâm,…
Ngoài những phương pháp gia công cơ khí truyền thống kể trên, còn có nhiều phương pháp khác được dùng, chủ yếu cho các giai đoạn gia công về sau như:
Phương pháp gia công tinh lần cuối: Mài khôn, mài nghiền, đánh bóng,…
Phương pháp không phôi: Ép, lăn,…
2. Các phương pháp gia công tiên tiến
2.1 Phương pháp cơ khí
Cơ khí là một phương pháp gia công hiện đại bao gồm những phương pháp gia công: bằng tia nước, bằng dòng chảy hạt mài, bằng siêu âm, gia công kết hợp giữa hạt mài và tia nước,…
Khi những vật liệu khó gia công khi dùng kỹ thuật truyền thống vì có các tính chất độ cứng, tính chất giòn, độ bền rất cao. Những vật liệu này gồm: vật liệu hữu cơ, Composite, thuỷ tinh,…Các vật liệu này thường áp dụng được những phương pháp gia công dựa trên lý thuyết cơ học. Phần lớn chúng không có tính dẫn điện, có thể hóa thành than, nướu gãy khi được gia công bằng nhiệt hoặc bị phá huỷ hoàn toàn khi cháy.
2.2 Phương pháp điện hoá
Phần lớn các loại vật liệu khó thực hiện việc gia công dựa trên phương pháp phổ biến thông thường sẽ sử dụng phương pháp điện hoá để thực hiện. Phương pháp điện hoá bao gồm các kỹ thuật: gia công điện hoá, khoan thông qua mao dẫn, mài xung điện hoá, mài điện hoá, gia công điện phân ống hình, khoan thông qua dòng chất điện phân,… Đặc biệt, phương pháp gia công cơ khí hiện đại dựa theo các nguyên lý về điện sẽ có phạm vi giới hạn đối với các thiết bị dẫn điện.
2.3 Phương pháp hoá trong gia công cơ khí hiện đại
Phương pháp này có lợi thế về giá thành đầu tư khá thấp, có thể áp dụng sản xuất hàng loạt đối với các sản phẩm như lá mô tơ điện, lò xo lá, mặt nạ ống hình vô tuyến.
Các sản phẩm của gia công cơ khí sẽ không bị phá huỷ hoặc biến dạng bởi các vật liệu sẽ được bóc tách dựa trên nguyên lý phản ứng hoá học cho nên các chi tiết không bị tác động bởi lực.
Phương pháp gia công này sẽ được thực hiện đồng thời trên toàn bộ bề mặt chi tiết cho nên sẽ tạo ra năng suất lao động rất cao.
2.4 Phương pháp gia công bằng nhiệt điện
Phương pháp gia công bằng nhiệt điện sẽ không chịu tác động, ảnh hưởng của những tính vật lý có trong vật liệu gia công, nên gia công bằng phương pháp này sẽ được dùng cho các loại vật liệu mềm hoặc rất cứng đều được.
Gia công bằng nhiệt điện sẽ sử dụng các kỹ thuật như: mài xung điện, gia công bằng xung điện, gia công bằng dòng điện tử, cắt dây dùng điện, cắt laser, dùng Plasma,…
Đặc biệt, khi các bạn là sinh viên trường đại học Công Nghệ Đông Á, bạn sẽ được học và tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp gia công cơ khí này trong môn học có tên tương tự. Khi đó, bạn sẽ hiểu hết được các phương pháp này từ lý thuyết cho tới thực hành thực tế ngay tại xưởng cơ khí trong nội tại doanh nghiệp của trường.
Xem thêm: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHIỆT ĐIỆN LẠNH HIỆN NAY
Có rất nhiều phương pháp gia công từ truyền thống cho tới hiện đại, tuy nhiên, tùy vào giá thành đầu tư và các ứng dụng mà người dùng cần đến, sẽ sử dụng các phương pháp gia công cơ khí sao cho hợp lý. Sinh viên ngành nhiệt – điện lạnh hay các ngành công nghệ kỹ thuật khác trường đại học Công Nghệ Đông Á cần nắm rõ những nội dung này để khi học các học phần này không còn bỡ ngỡ hay không qua môn.