Có nên chọn ngành Chế tạo máy? 03 lý do THUYẾT PHỤC NHẤT

Ngành Chế tạo máy có khô khan như lời đồn? Nếu bạn yêu thích kĩ thuật, thích thú với những cỗ máy tự động nhưng lại ngại vì cho rằng đây là ngành học khô khan & vất vả để luôn băn khoăn “Có nên chọn ngành Chế tạo máy hay không?” Dưới đây là tất cả những gì bạn nên đọc để xác định mình có nên theo ngành Chế tạo máy hay không?

1. Tại sao chọn ngành Chế tạo máy

Trước khi lựa chọn ngành, bạn cần hiểu được tiềm năng của ngành chế tạo máy cũng như các cơ hội phát triển của ngành!

1.1. Tiềm năng của Chế tạo máy tại Việt Nam 

Báo cáo của ngân hàng Natixis (Pháp) đã đưa ra nhận định. Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan và Philippines để trở thành trung tâm sản xuất của khu vực thay thế Trung Quốc khi dòng đầu tư chuyển hướng ra khỏi đại lục. Theo đó, cơ hội việc làm sẽ rộng mở với lao động ngành cơ khí chế tạo máy, đặc biệt là những lao động có kỹ năng và được đào tạo bài bản. Theo bản báo cáo, Việt Nam được đánh giá là vượt trội nhất bởi lương lao động thấp, môi trường kinh doanh và hạ tầng được phát triển khá tốt, thuận lượi cho các nhà đầu tư …

Tiềm năng của Chế tạo máy tại Việt Nam 
Tiềm năng của Chế tạo máy tại Việt Nam

1.2. Thực trạng “Khát” nhân lực chất lượng cao ngành cơ khí chế tạo máy 

Tuy có ưu thế để phát triển ngành cơ khí chính xác nhưng ngành Chế tạo máy khan hiếm nhân lực chất lượng khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn khi lựa chọn Việt Nam. Ông Mark Billington – Giám đốc ICAEW Khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Việt Nam tuy có lợi thế cạnh tranh về chi phí lao động thấp nhưng chưa bền vững. Vì thế, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục, đào tạo để xây dựng đội ngũ lao động có kỹ năng”.

Ông Lê Lộc, Giám đốc điều hành Công ty TNHH An Việt Long (chuyên sản xuất trong lĩnh vực máy bay điều khiển từ xa) nhận định, mặc dù có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, nhưng hiện nay nguồn lao động có chất lượng cao tại Việt Nam vẫn còn quá ít, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có sự hợp tác để có thể bắt kịp xu thế hội nhập, đặc biệt cần tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đã được đào tạo bài bản để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu về chất lượng.

Cong nghe che tao may 2

Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Kazutoyo Sasaki, Giám đốc Công Ty TNHH Sayen Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam muốn phát triển và đạt hiệu quả cao, trước tiên cần có được nguồn nhân lực chất lượng, tính chuyên nghiệp và chính xác cao. Có như vậy mới tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài”.

Dù ở các doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì những lao động có tính chuyên nghiệp, sáng tạo và có kiến thức về máy móc, kỹ thuật cũng luôn được chào đón. Nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành cơ khí chế tạo luôn rất lớn.

1.3 Học Chế tạo máy – nắm bắt được đa kỹ năng

Học Chế tạo máy các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về chế tạo máy. Tìm hiểu các môn học về công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, sức bền vật liệu, vật liệu cơ khí, máy công cụ, công nghệ CNC,… Khi ra trường bạn có thể trở thành kỹ sư có kiến thức đa đạng để tham gia thiết kế, chế tạo máy. Đồng thời có kiến thức về hệ thống cách vận hành, quy trình gia công toàn bộ vấn đề liên quan tới những sản phẩm cơ khí. Thêm vào đó họ sẽ có các kiến thức về quản lý, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng thiết bị. Và cả những kiến thức về giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc, tư duy xử lý thông tin cùng nhiều kỹ năng khác.

Học Chế tạo máy - nắm bắt được đa kỹ năng
Học Chế tạo máy – nắm bắt được đa kỹ năng

2. Học chế tạo máy có khó không? Những thuận lợi và khó khăn khi theo ngành 

Môi trường làm việc: Môi trường làm việc của ngành chính là trong các xưởng cơ khí, các nhà máy với nhiều loại máy khác nhau như máy tiện, máy phay, máy hàn, máy cắt kim loại, máy mài (dao tiện, dao hàn…), các đống kim loại chờ cắt thành phôi, các loại rác kim loại trong quá trình gia công, dầu mỡ, tiếng máy, khói hàn, đầu nhớt…Vì vậy để  theo nghề bạn cần xác định được môi trường làm việc chính, cần rèn luyện yếu tố sức khoẻ và lòng yêu nghề đủ để theo nghề.

Học chế tạo máy có khó không? Để trả lời câu hỏi này bạn cần tìm hiểu chế tạo máy học gì? Các kỹ năng cần thiết của ngành Công nghệ chế tạo máy như: kỹ năng thiết kế chế tạo máy, kỹ năng tổ chức thực hiện hoá các quá trình gia công, quản lí điều hành các quá trình gia công, kỹ năng vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị,…

Học chế tạo máy có khó không?
Học chế tạo máy có khó không?

Như vậy so với các ngành công nghệ khác, Chế tạo máy chưa hẳn đã là ngành khó nhưng cũng không quá dễ dàng. Để đáp ứng các nhu cầu, yếu tố cần thiết cho một kỹ sư công nghệ chế tạo máy trong tương lai. Bạn cần phải có các tố chất như:

– Yêu thích các máy móc, thiết bị
– Ham học hỏi, tìm hiểu sự việc
– Có tư duy sáng tạo, logic
– Có khả năng chịu áp lực về công việc khó khăn

Công việc:

– Thời gian đầu đi làm rất vất vả về công sức lao động và tìm định hướng chuyên môn cao hơn. Quá trình rèn luyện và học nghề vẫn phải tiếp tục sau khi đã có việc làm, nếu chịu khó chăm chỉ phát triển chuyên môn, thì nhiều cơ hội sẽ đến

– Kỹ thuật viên đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trong công việc phải cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm

– Việt Nam đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu của nghề cơ khí trong tương lai còn tăng cao hơn. Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao lúc cũng cần hơn bao giờ hết

– Cơ hội của ngành: Cơ khí có độ phủ rộng khắp nước, vì vậy bạn có thể xin được các vị trí như thợ tiện, thợ hàn, thợ cơ khí… trong các xưởng cơ khí trên khắp nước. Bạn có thể xin vào làm ngay tại các xưởng cơ khí ở địa phương

 

Học ngành Công nghệ chế tạo máy tại EAUT

Học Công Nghệ Chế Tạo Máy tại EAUT sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng, cụ thể :

  • Đào tạo sinh viên những kiến thức vô cùng thực tế như: Vẽ được các bản vẽ kỹ thuật bằng tay và bằng máy tính, chế tạo các chi tiết máy cụ thể trên các máy gia công, được dạy và thực hành làm những máy móc đơn giản như máy tách hạt, máy rửa chén bát…đến những máy móc phức tạo như máy phay, máy tiện, máy gia công tự động CNC…
  • Chương trình đào tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy tại EAUT chú trọng chủ yếu vào công tác thực hành (30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời trường liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên.
  • Thời gian đào tạo của ngành Công nghệ chế tạo máy tại EAUT chỉ là 3,5 – 4 năm, như vậy sinh viên không những tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà cơ hội việc làm của bạn cũng rộng mở khi là sinh viên sớm tốt nghiệp hơn các ngành kỹ thuật khác trong cả nước. Nghĩ đơn giản nếu bạn ra trường trước những sinh viên khác từ 1 – 1,5 năm bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và có thêm bao nhiêu cơ hội việc làm.
  • Chương trình đào tạo tại EAUT loại bỏ các môn học không cần thiết để tập trung vào thực hành, sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, chuẩn bị nền tảng vững chắc để có thể phát triển tương lai.
Đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại EAUT
Đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại EAUT

Trong quá trình hội nhập Quốc Tế hiện nay, nhu cầu về lực lượng kỹ sư có tay nghề thực tế cao ra vô cùng lớn. Nên những trường chuyên đào tạo sinh viên theo hướng thực hành ứng dụng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều học sinh tìm hiểu ngành. Ngoài ra, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chủ yếu đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã khiến cho Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy đang có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt. Do đó sinh viên học ngành này có tương lai vô cùng rộng mở.

NỘP HỒ SƠ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *