[:vi]Viện Khoa học Công nghệ ứng dụng[:]

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

1. Tên Viện

Tên tiếng Việt:

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG

Tên tiếng Anh:

SCHOOL OF APPLIED SCIENCES AND TECHNOLOGY

2. Tên viết tắt

Tên tiếng Việt: KHCNƯD                   Tên tiếng Anh:   SAST

3. Pháp nhân chủ quản

Trường Đại học Công nghệ Đông Á.

4. Pháp nhân đầu tư chính

Tập đoàn POLYCO.

5. Địa điểm

  • Tại Bắc Ninh: Trường ĐHCNĐA – Làng Đại học, Đường 1A mới, Xuân Ổ A,  Phường Võ Cường, Tp. Bắc Ninh.
  • Tại Hà Nội: Tập đoàn Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách khoa (POLYCO Gr.) – A2CN8, Cụm Công nghiệp Từ Liêm, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trường Đại học Công nghệ Đông Á (ĐHCNĐA) hiện nay có 05 khoa thực hiện chức năng đào tạo: Khoa Công nghệ thông tin, Khoa kỹ thuật Điện – Điện tử, Khoa kỹ thuật xây dựng, Khoa Kinh tế – Quản lý, Khoa Cơ bản. Trường hiện có 6 ngành đào tạo gồm: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, CNKT Điện – Điện tử và Kỹ thuật Xây dựng. Trong lộ trình xây dựng và phát triển, năm 2015 Nhà trường sẽ mở thêm 04 ngành đào tạo, bao gồm: Ngành CNKT Nhiệt (mã ngành: 52510206), ngành Công nghệ thực phẩm (52540101), ngành CNKT Điều khiển và tự động hóa (52510303), ngành Công nghệ chế tạo máy (52510202). Bốn ngành công nghệ này được đặt trong cấu trúc quản lý của Trường ĐHCNĐA dưới hình thức một khoa đào tạo sinh viên. Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế phát triển chung của các trường đại học công nghệ cũng như đáp ứng dự kiến phát triển tương lai của các chuyên ngành thuộc từng mã ngành cấp IV nói trên, Ban giám hiệu đề nghị HĐQT Nhà trường chấp thuận việc chuyển đổi tên gọi “khoa” thành “Viện”. Do đó, thay vì đặt tên là “Khoa Khoa học và Công nghệ ứng dụng”, đơn vị đào tạo này sẽ được mang tên “Viện Khoa học và Công nghệ ứng dụng”.

Một yếu tố đặc thù là Viện KHCNƯD của Trường ĐHCN Đông Á sẽ do Tập đoàn Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa (POLYCO Group) tham gia đầu tư xây dựng trên cơ sở phối hợp khai thác cơ sở trang thiết bị, nguồn nhân lực… của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn POLYCO như: Viện Công nghệ Đức – Việt, Nhà máy chế tạo thiết bị cơ nhiệt điện lạnh, Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Nội… Ngoài ra, Tập đoàn POLYCO sẽ khai thác các cơ sở thực hành của các doanh nghiệp trong Cụm Công nghiệp Từ Liêm (Hà Nội), các doanh nghiệp đối tác thân hữu tại khu vực Hà Nội, Bắc Ninh… để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo của Viện KHCNƯD nói riêng và của Trường ĐHCN Đông Á nói chung. Vì vậy, tên gọi Viện Khoa học và Công nghệ ứng dụng sẽ đáp ứng một cách tốt nhất mối quan hệ giữa Trường ĐHCN Đông Á với Tập đoàn Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa (POLYCO Gr.) và các doanh nghiệp thân hữu của POLYCO.

II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

Viện KHCNƯD là Viện đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành cao cấp về công nghệ và khoa học ứng dụng cho các kỹ sư, cử nhân ở các ngành, các cấp độ đào tạo (cao đẳng, đại học, sau đại học) và các hệ đào tạo (chính quy, liên thông, liên kết) đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Với tư cách là một khoa đào tạo của Trường ĐHCNĐA, Viện KHCNƯD tập trung xây dựng và phát triển hiệu quả một Hệ thống đào tạo hiện đại, đẳng cấp quốc tế phù hợp với các đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể và bản sắc văn hóa Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược:

– Đào tạo các kỹ sư, cử nhân, các chuyên viên kỹ thuật – công nghệ, các chuyên viên kinh tế – quản lý có trình độ, có kỹ năng thực hành cao, có chứng chỉ cao cấp thông qua hình thức tu nghiệp tại các cơ sở của Trường;

– Xây dựng được một đội ngũ chuyên gia công nghệ, chuyên gia quản lý kinh tế đủ trình độ nhận thức một cách khoa học và thực tiễn về cấu trúc, về sự vận động của nền kinh tế VN, đủ điều kiện tham gia trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu, phát triển nền kinh tế VN trong tiến trình hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu.

III. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO

4.1. Phương châm chủ đạo

Viện Khoa học và Công nghệ ứng dụng của Trường Đại học Công nghệ Đông Á quán triệt sâu sắc chiến lược “Đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục đại học”, thực hiện đào tạo theo phương thức hiện đại “NHÚNG SINH VIÊN VÀO MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NGAY TỪ NĂM THỨ NHẤT NHẰM ĐÀO TẠO CÁC KỸ SƯ, CỬ NHÂN ĐỦ TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC ĐÒI HỎI CỦA THỰC TIỄN”.

4.2. Các nhận thức và giải pháp đào tạo

  • Sinh viên là chủ thể trung tâm trong hệ thống đào tạo, có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ trì thực hiện một Dự án đào tạo chính mình thành kỹ sư, cử nhân, trong đó mục tiêu hàng đầu là đạt được kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động thực tế tương ứng với cấp độ đào tạo đang thực hiện;
  • Khai thác và vận dụng tối đa tri thức, kỹ năng đã có ở các cấp đào tạo thấp hơn hoặc đã được tích lũy trải nghiệm trong quá trình làm việc thực tế.
  • Đào tạo theo cơ chế huấn luyện. Sinh viên học tập chủ động (ACTIVE LEARNING) để rèn luyện từng bước kỹ năng làm việc của kỹ sư, cử nhân. Giảng viên thực hiện chức năng giảng dạy năng động (DYNAMIC TRAINING) để huấn luyện sinh viên. Ưu tiên các hình thức đào tạo gắn liền với thực hành và các hoạt động thực tế đối với sinh viên. Thời lượng học tập chủ động (bao gồm nghiên cứu các học phần lý thuyết, chuyên đề lý luận, triển khai các hoạt động tác nghiệp tại các cơ sở thực hành trong và ngoài nước, thuyết trình, hội thảo,… ) không nhỏ hơn 60 % tổng thời lượng mỗi khóa đào tạo.
  • Vừa học tại giảng đường, vừa thực hành tại phòng thí nghiệm, tại các Công ty – nhà máy của các Tập đoàn thành viên, các Tập đoàn thân hữu của Trường như: POLYCO, HABECO, SABECO, VINAMILK…
  • Các giáo sư, các tiến sỹ chuyên ngành, các giảng viên chuyên môn cao dẫn dắt trực tiếp sinh viên ngay từ khi mới vào Trường.
  • Đào tạo theo chương trình có cấu trúc hường nghiệp mạnh, đảm bảo sinh viên được tiếp cận với các học phần chuyên môn, thực hành trong suốt quá trình học ngay từ năm thứ nhất cho tới khi tốt nghiệp.
  • Đào tạo theo địa chỉ, đào tạo kết hợp với tuyển dụng trên cơ sở các doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp thân hữu ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nhân lực. Những sinh viên có ý chí, có những thể hiện tốt về năng lực có thể được ký hợp đồng tuyển dụng ngay trong quá trình học tập và được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
  • Trang bị cho sinh viên kỹ năng Anh ngữ thực hành theo các cấp độ đạt chuẩn tham chiếu quốc tế.
  • Đào tạo kỹ năng Công nghệ thông tin thực hành theo các chương trình tiên tiến đáp ứng các chuẩn mực quốc tế theo mô hình đào tạo của Tập đoàn FPT, các chương trình APTECH, CISCO, …
  • Huấn luyện kỹ năng mềm trong các môn học chính thức và các chương trình ngoại khóa.
  • Huấn luyện kỹ năng hội nhập môi trường đào tạo và thực hành của các Trường Đại học quốc tế trên cơ sở:
    • Cung cấp và tạo điều kiện khai thác hiệu quả nhất các dịch vụ đào tạo với đội ngũ tham gia đào tạo có trình độ cao ở trong và ngoài nước, trong môi trường đào tạo được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao.
    • Tăng cường tối đa sự phối hợp với các Hệ thống đào tạo của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
    • Thực hiện thẩm định đánh giá kết quả đào tạo trong suốt quá trình; Tích hợp các đánh giá từ các giảng viên, từ các hội đồng thẩm định kết quả hoạt động thực tế, từ các đánh giá của các cơ sở thực tập thực hành để đưa ra kết luận chuẩn xác về kết quả đào tạo đối với từng học viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *