NGÀNH LUẬT

Theo báo cáo mới đây, chỉ riêng chức danh Tư pháp sẽ cần trên 23.000 nhân sự vào năm 2024. Điều này cho thấy Ngành Luật hứa hẹn sẽ có cơ hội việc làm dồi dào với mức lương cao.

Nhưng bạn có chắc rằng mình đã hiểu thế nào là Ngành Luật? Học Luật ra trường làm gì? Làm việc ở đâu? Đối tượng phù hợp học ngành Luật là ai? … Hãy để trường Đại học Công nghệ Đông Á trả lời giúp bạn thông qua nội dung bên dưới.

Tổng quan về ngành Luật

Ngành Luật (Tên tiếng Anh là Faculty of Law) là ngành chuyên đào tạo các kỹ năng và kiến thức liên quan đến hệ thống pháp luật. Nó bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Tùy vào mỗi chuyên ngành cụ thể, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu tương ứng với chuyên ngành đó.

Tong-quan-ve-nganh-luat-truong-Dai-hoc-Cong-nghe-Dong-A-1
Ngành Luật là gì?

Đối tượng phù hợp theo học ngành Luật

Không phải sinh viên yêu thích ngành nào thì sẽ phù hợp với ngành đó. Để thành công trong ngành Luật, bạn cần rất nhiều tố chất quan trọng. Dưới đây là một vài phẩm chất người học luật cần có: 

– Công bằng, khách quan và trung thực: Ngành Luật đòi hỏi bạn phải là người rạch ròi, cân bằng được cảm xúc và công tư phân minh.

– Khả năng ghi nhớ và tư duy phản biện tốt: Hãy ngẫm lại những lần bạn đóng góp ý kiến tranh luận với người khác. Nếu bạn thường xuyên đưa ra được lý lẽ và dẫn chứng để bảo vệ luận điểm của mình thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành Luật. Ngoài ra, ngành Luật có rất nhiều điều luật bạn cần phải nhớ. Nếu bạn có trí nhớ tốt và nhạy bén thì việc theo học ngành này cũng trở lên dễ dàng hơn.

– Ham đọc sách và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau: Đọc sách không chỉ giúp bạn tìm ra được các thông tin cần thiết mà còn giúp bạn update được nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, …

– Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Nếu chỉ phản biện tốt thì chưa đủ giúp bạn học tốt ngành Luật. Bạn cần p

hải có khả năng đàm phán và thuyết phục người khác thuận theo định hướng của mình. Đó có thể là khách hàng, thân chủ, thẩm phán hoặc người cấp trên.

– Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, kiên trì và tinh thần trách nhiệm cao: Làm bất cứ một công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì và trách nhiệm cao. Trong ngành Luật thì nó càng thể hiện rõ ràng hơn.

Xem thêm: Lý do sinh viên nên chọn học ngành Luật cho tương lai!

Các chuyên ngành của ngành Luật

Cũng giống như nhiều ngành khác, Ngành Luật được phân ra rất nhiều chuyên ngành nhỏ có thể kế đến như: Ngành Luật thương mại, ngành Luật dân sự, ngành Luật hình sự, ngành Luật hành chính, ngành Luật quốc tế, …

Tong-quan-ve-nganh-luat-truong-Dai-hoc-Cong-nghe-Dong-A-2
Ngành Luật có những chuyên ngành nào?

Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết chọn chuyên ngành nào, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

– Ngành Luật thương mại: Toàn bộ kiến thức pháp luật liên quan đến tài chính, thuế, ngân hàng, kinh tế, kinh doanh, đất đai và môi trường. Một số môn học tiêu biểu như Luật cạnh tranh, luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ, …

– Ngành Luật quốc tế: Bao gồm 3 khối kiến thức cơ bản về lĩnh vực Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế và Luật so sánh và Luật thương mại quốc tế. Chuyên ngành này liên quan đến chức năng đối ngoại, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, đàm phán hợp đồng ngoại thương, …

– Ngành Luật dân sự: Sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về các loại Hợp đồng như Hợp đồng lao động, Hợp đồng dân sự, thừa kế, các loại thủ tục hành chính về hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật môi trường, …

– Ngành Luật hình sự: Sinh viên chuyên ngành này sẽ được học các môn học như Tâm lý học, tâm thần học, tội phạm học, nghiệp vụ thư ký tòa án, giám định pháp y, …

– Ngành Luật hành chính: Ngành này phù hợp với những sinh viên mong muốn tìm hiểu về các hoạt động của tổ chức bộ máy Nhà nước, các phân cấp quản lý Nhà nước và Quốc hội. Cùng với đó là nhiều kiến thức khác liên quan đến khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền công dân, …

Cơ hội việc làm và mức lương của ngành Luật là bao nhiêu?

Hàng năm có rất nhiều sinh viên ngành Luật tốt nghiệp và tìm kiếm được công việc phù hợp với mức lương cao. Vậy cơ hội việc làm của sinh viên ngành Luật như thế nào? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Cơ hội việc làm của ngành Luật

Nhiều sinh viên lầm tưởng rằng tốt nghiệp ngành Luật chỉ có thể làm luật sư và làm việc trong cơ quan Nhà nước. Nhưng thực tế hiện nay rất nhiều luật sư trẻ có định hướng mở văn phòng luật sư riêng, hoặc có thể làm việc trong các công ty tư vấn luật, làm nhà báo, … Cụ thể:

– Luật sư: Đây là ngành nghề tự do không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Vì thế mức thù lao họ nhận được là từ công ty hoặc khách hàng chi trả. Người luật sư có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong các vụ án mình phụ trách, đồng thời họ cũng cần phải tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

– Kiểm sát viên: Thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Kiểm sát viên sẽ làm việc tại Viện kiểm sát, họ có quyền ra lệnh bắt giữ, tạm giam, truy tố tội phạm, đưa vụ án ra xét xử. Thậm chí ở một số phiên tòa, Kiểm sát viên có thể kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của công dân, kể cả người thẩm phán.

Tong-quan-ve-nganh-luat-truong-Dai-hoc-Cong-nghe-Dong-A-2

– Thẩm phán: Nhân danh Nhà nước, Thẩm phán có quyền xét xử và đưa ra những hình thức, phán quyết đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Quyết định của Thẩm phán sẽ buộc những người liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

– Công chứng viên: Nơi làm việc là phòng công chứng Nhà nước. Công việc chính của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch như xác nhận chữ ký, công chứng hợp đồng, công chứng bản sao y bản chính, công chứng bản dịch từ tiếng nước ngoài, …

– Chấp hành viên: Làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Công việc của họ là cưỡng chế bằng nhiều hình thức trong khuôn khổ pháp luật cho phép đối với những hành vi không chấp hành phán quyết của Tòa án.

Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề khác mà sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc và phát triển bản thân như: Chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, cán bộ nghiên cứu pháp luật, điều tra viên, thư ký tòa án, thẩm tra viên, cán bộ giảng viên luật, …

Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật

Mức lương của sinh viên ngành Luật mới ra trường sẽ có sự chênh lệch khá nhiều so với người đã làm việc lâu năm. Tùy vào từng vị trí làm việc mức lương sẽ có sự khác biệt. Thông thường ngành Luật sư, giảng viên sẽ có mức lương thường dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Đối với các ngành nghề khác như Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thẩm phán, … sẽ có mức lương dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Học Luật ra làm gì, lương bao nhiêu? Khám phá triển vọng ngành Luật 

Thông tin xét tuyển ngành Luật mới nhất 2024

Nếu bạn đang quan tâm thông tin xét tuyển ngành Luật mới nhất, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây:

Ngành Luật thi khối nào?

Ngành Luật có mã ngành 7380101 sẽ thi khối A, khối C và khối D. Tùy vào từng năm sẽ có sự điều chỉnh cho thích hợp.

Ngành Luật xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Xét tuyển tổ hợp môn ngành Luật: (Tùy vào từng trường sẽ xét tuyển tổ hợp môn khác nhau).

  • A00( Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • A01( Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 ( Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

Học ngành Luật trường nào tốt?

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường Đại học, đào tạo ngành Luật. Các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn ngôi trường phù hợp với sức học và khả năng tài chính của bản thân.

Dưới đây là Top 4 trường Đại học đào tạo ngành Luật uy tín và đáng học nhất:

  1. Trường Đại học Công nghệ Đông Á: Đây là trường Đại học luôn đứng đầu về cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy đối với ngành Luật tại khu vực phía Bắc. Sinh viên học ngành Luật tại trường sẽ được đào tạo theo mô hình thực hành ứng dụng gắn kết với triết lý giáo dục “Học để biết, để làm và để thay đổi”. Đặc biệt trường nổi tiếng với cam kết học phí không tăng trong suốt 4 năm học.
  2. Trường Đại học Luật Hà Nội: Cái tên nói lên tất cả. Đây là ngôi trường công lập có uy tín lâu năm chuyên đào tạo về ngành Luật.
  3. Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là ngôi trường phù hợp với các bạn trẻ phía Nam yêu thích ngành Luật.
  4. Trường Đại học quốc gia Hà Nội: Đây là trường đại học tổng hợp đa ngành được rất nhiều bạn sinh viên yêu thích. Ngành Luật tại trường cũng được đánh giá là chất lượng và đáng để học.

Trên đây là thông tin xét tuyển về toàn bộ ngành Luật mới nhất. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về ngành Luật và lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất cho tương lai của mình.

Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0243.555.2008 hoặc 024.2236.5888

Email:tuyensinh@eaut.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/

NỘP HỒ SƠ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *