Công nghệ thực phẩm là ngành học liên quan tới vấn đề ăn uống, đời sống của xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ an toàn thực phẩm là vấn đề được quan tâm của toàn xã hội thì ngành công nghệ thực phẩm lại càng có cơ hội để phát triển và mở rộng. Vậy học ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? Công việc cụ thể của kỹ sư công nghệ thực phẩm là làm gì? Cùng trường đại học Công Nghệ Đông Á tham khảo sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tiềm năng ngành công nghệ thực phẩm hiện nay
Có thể khẳng định rằng, tiềm năng phát triển cho ngành công nghệ thực phẩm hiện nay là rất lớn bởi với khoảng 97 triệu dân hiện nay của nước ta, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm ngày càng tăng và đa dạng với nhiều hình thức sản phẩm khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm sạch được chế biến an toàn.
Đất nước ta lại là đất nước nông nghiệp và chỉ có phát triển công nghiệp chế biến thì mới có thể tăng giá trị của nông sản và nâng cao được đời sống của người nông dân. Với nguồn nông sản phong phú, cùng với chính sách ưu tiên phát triển của chính phủ. Chắc chắn rằng ngành công nghệ thực phẩm sẽ phát triển rất mạnh mẽ.
Mặt khác, với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm từ bia, rượu, nước giải khát, sữa, các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp,… của ngành công nghệ thực phẩm càng ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Với giá trị hàng hoá của nước ta tăng trung bình 10-12%/năm, cùng với tổng số các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, chế biến cũng không ngừng tăng lên trong những năm gần đây thì tiềm năng cho ngành công nghệ thực phẩm phát triển là rất lớn.
2. Các vị trí công việc ngành công nghệ thực phẩm
Bởi ngành công nghệ thực phẩm rất có tiềm năng phát triển nên cơ hội việc làm cho ngành này tại các tập đoàn, doanh nghiệp, các công ty lớn trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống như Vinamilk, TH True Milk, Kinh Đô, Hữu Nghị, Công ty cổ phần bia Sài Gòn, công ty cổ phần bia – giải khát Hà Nội…
Các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp này luôn luôn tìm kiếm nhân sự cho nhiều vị trí tuyển dụng trong ngành công nghệ thực phẩm để các kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể tìm được những công việc phù hợp với năng lực, kinh nghiệm cũng như phát triển tương lai nghề nghiệp của mình tốt hơn.
Vối những bạn vẫn còn ít kinh nghiệm hay sinh viên mới ra trường cũng có thể lựa chọn các vị trí công việc trong các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể tăng kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết khác, tạo nền tảng vững chắc cho cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các công ty lớn trong tương lai.
Các vị trí công việc mà một kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể làm phù hợp với chuyên môn như: Nhân viên kiểm định chất lượng(QA), nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu(QC), chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm(R&D), kỹ sư công nghệ thực phẩm, kỹ sư sản xuất, chuyên gia dinh dưỡng, kỹ thuật viên sản xuất, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên bộ phận thu mua, nhân viên vận hành máy, giám sát viên sản xuất…
Xem thêm:
3. Chi tiết công việc của một kỹ sư công nghệ thực phẩm
Kỹ sư công nghệ thực phẩm ở mỗi vị trí công việc sẽ có những công việc cụ thể khác nhau, tuy nhiên, có thể khái quát công việc của một kỹ sư công nghệ thực phẩm tại doanh nghiệp cụ thể như sau:
3.1 Theo dõi và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm
Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn và sức khỏe người tiêu dùng. Doanh nghiệp, tổ chức cần đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chí khác liên quan tới hàm lượng, dinh dưỡng, các chỉ số cụ thể cho sản phẩm trước khi ra mắt thị trường để phân phối công khai nên sẽ được các doanh nghiệp hết sức quan tâm và chú trọng tới khâu này.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm chính người được các doanh nghiệp tin tưởng, giao phó cho các nhiệm vụ quan trọng này bởi các kỹ sư chính là người trực tiếp đảm bảo toàn bộ quy trình cho ra đời một sản phẩm thực phẩm. Họ sẽ là người có nhiệm vụ tiếp nhận các đơn hàng cung cấp nguyên liệu từ các nhà cung cấp và cũng là người xây dựng kế hoạch chi tiết về khối lượng nguyên liệu tạo ra sản phẩm thực phẩm này.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ cần phải kiểm tra kỹ nguồn nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất, nắm chắc các kiến thức về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, vệ sinh an toàn thực phẩm theo luật hiện hành và quy định của công ty. Xử lý quá trình rủi ro với nguyên liệu khi không đáp ứng được yêu cầu.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng sẽ là người đảm bảo chất lượng đầu ra của thành phẩm. Họ là người trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát thành phẩm sau khi được sản xuất.
3.2 Theo dõi và hướng dẫn thực hiện công việc đảm bảo đúng nguyên tắc
Một sản phẩm được ra đời mà lại là sản phẩm về thực phẩm thì không phải chỉ là công sức của một người mà nó là một tập thể, tập thể nhân sự trong bộ phận sản xuất. Mỗi nhân sự sẽ có nhiệm vụ thực hiện từng khâu, từng công đoạn và sẽ cần phải có người giám sát, theo dõi, và hướng dẫn đội ngũ nhân sự sản xuất ấy. Nhiệm vụ này sẽ do kỹ sư công nghệ thực phẩm đảm nhiệm.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ thực hiện các nghiên cứu và cho ra đời các công thức chế biến hoặc công thức sản xuất cụ thể cho một mặt hàng nào đó, họ sẽ là người hướng dẫn chi tiết công việc cho những nhân sự khác như công nhân, kỹ thuật viên… trong từng khâu thực hiện sản xuất(sơ chế, bóc tách nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn…) Họ cũng sẽ là người thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng suất công việc và kết quả làm việc của từng bộ phận trong dây truyền sản xuất. Đôn đốc, nhắc nhở nhân viên, đảm bảo tiến độ công việc và các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định của công ty.
3.3 Giám sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một kỹ sư công nghệ thực phẩm đó là giám sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng. Bởi chất lượng sản phẩm có tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên chất lượng đầu ra của sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm nhất trong các doanh nghiệp sản xuất.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ đóng vai trò là những chuyên viên QA và QC kiểm soát và đảm bảo chất lượng thành phẩm ở mức an toàn và tối ưu nhất trong quá trình sản xuất. Để làm được các công việc này, kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng cần nắm được công thức, công dụng, đặc tính, vai trò và những thông số liên quan đến sản phẩm.
3.4 Quản lý tài liệu, hệ thống chất lượng của doanh nghiệp
Đối với vất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, hệ thống quản lý chất lượng rất quan trọng – đây sẽ là công cụ đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp cung ứng sẽ thỏa mãn được mong muốn và thị hiếu của đối tác, khách hàng. Nếu có một hệ thống quản lý chất lượng tốt, doanh nghiệp sẽ vận hành chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm là người đảm nhận thực hiện và triển khai các hệ thống chất lượng từ các bước: Xây dựng và thiết kế, triển khai thực hiện, nghiệm thu, kiểm soát và đo lường, xem xét và cải tiến. Một số hệ thống quản lý chất lượng mà kỹ sư công nghệ thực phẩm cần quản lý và kiểm soát như: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống toàn diện TQM, hệ thống HACCP, hệ thống Q-Base…
3.5 Một số công việc khác
Một số công việc khác mà kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể làm như kiểm soát nguyên liệu thô, giá trị dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm và những dấu hiệu bất ổn trong quy trình chế biến. Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm thông qua việc hợp tác với các chuyên gia tiếp thị, chuyên gia về bao bì, nhãn mác, tham khảo sự cố vấn từ các chuyên gia vận hành dây chuyền sản xuất, chuyên gia hương vị, chẩn đoán công dụng sản phẩm…
Luôn luôn cải thiện sản phẩm để hoàn thiện sản phẩm ở mức tối ưu nhất như sự tiện lợi, giá trị dinh dưỡng, thành phần, công dụng. màu sắc, hương vị,… phân tích và thực hiện các nghiên cứu về sản phẩm, thành phần cấu trúc bên trong sản phẩm nhằm cải tiến hoạt động bảo quản và lưu trữ, chứng minh thành phẩm cho đối tác hoặc người tiêu dùng.
Xem thêm: “2021” LÝ DO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận được rất nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp, tổ chức, cũng như cơ hội việc làm của ngành này là rất rộng mở. Hy vọng với những thông tin trên, ngành công nghệ thực phẩm trường đại học Công Nghệ Đông Á sẽ là nơi chắp cánh ước mơ cho các kỹ sư công nghệ thực phẩm tương lai.