#101 điều về ngành Công nghệ thông tin 2k3 nhất định phải biết

Ngành công nghệ thông tin có gì hấp dẫn? Có phải chỉ dành cho những chàng trai với công việc “ngồi trước màn hình máy tính đen sì” và suốt ngày “tành tạch gõ những bài sớ dài”.

Nếu cùng quan điểm thì đây là bài viết thực tế nhất bạn nên đọc để có cái nhìn ĐÚNG ĐẮN NHẤT về ngành công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay, những điều lẽ ra bạn nên biết sớm hơn.

Sức hấp dẫn của ngành công nghệ thông tin với giới trẻ

Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Công nghệ thông tin giúp tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Hiểu đơn giản thì công nghệ thông tin chính là ngành làm việc với máy tính và các thiết bị, công nghệ liên quan đến máy tính và các thiết bị, công nghệ liên quan trực tiếp đến máy tính với mục đích là “cải thiện thế giới và con người” :)))

Tìm hiểu Tổng quan về KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN EAUT 

Công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội

Không thể không kể đến sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với xu hướng ngành nghề. Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình chung đang diễn ra trên thế giới. Tất cả các ngành, lĩnh vực đều sẽ phải thay đổi, thực hiện công cuộc chuyển đổi số để thích ứng với sự phát triển của công nghệ. Điều này dẫn đến sự lên ngôi của ngành công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội
Công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội

Học công nghệ thông tin: không có sự “nhàm chán”

Có thể thấy hiện nay không có một ngành nào liên tục biến đổi và chuyển động như ngành CNTT, bạn có thể thấy kiến thức những công nghệ của vài năm trước đã trở nên lỗi thời so với thời điểm hiện tại.
Việc liên tục biến đổi và chuyển động nhanh như vậy đòi hỏi những người làm CNTT phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới,công nghệ mới nhất của nhân loại. Nếu bạn là một người say mê ưa khám phá những sự mới mẻ thì yên tâm bạn sẽ không bao giờ nhàm chán khi học nghề này.

Học công nghệ thông tin: không có sự "nhàm chán"
Học công nghệ thông tin: không có sự “nhàm chán”

Có thể nói CNTT là một trong những nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh nhất và quy tụ nhiều người bộ óc tài năng. Tuy nhiên, nếu bạn là người tài năng và có hoài bão, bạn có thể vượt qua tất cả. Hầu hết những nhân vật nổi tiếng trong ngành CNTT đều khởi đầu từ hai bàn tay trắng, nhưng ngày nay họ được cả thế giới ngưỡng mộ.

Ngành học dễ kiếm “lương nghìn đô” nhanh nhất

Theo báo cáo của VietnamWork cho thấy nước ta đang thiếu tới 400.000 nhân lực công nghệ thông tin và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động. Tuy nhiên trong thực tế, mỗi năm nước ta chỉ có khoảng 50.000 sinh viên ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp dẫn đến cơn khát nhân lực đối với ngành này dường như chưa bao giờ hạ.

Hơn nữa, các vị trí trong ngành công nghệ thông tin được trả  lương rất cao và hầu hết các vị trí đều được trả hơn $1000 mỗi tháng, trong đó:

  • Quản lý dự án / sản phẩm là cao nhất
  • Nhân viên phát triển phần mềm (lập trình viên) là được trả lương cao thứ hai
  • Các vị trí khác như làm về Khoa học dữ liệu, Thiết kế UI/UX, Phần cứng/Mạng hay như QA/QC cũng đều có mức lương rất cao so với các ngành khác
Mức lương đăng tuyển trung bình theo các vai trò công việc phổ biến trong ngành Công nghệ thông tin
Mức lương đăng tuyển trung bình theo các vai trò công việc phổ biến trong ngành Công nghệ thông tin. (Nguồn

Như vậy, nếu có đủ kiến thức và kỹ năng để theo nghề thì chắc chắn các bạn sẽ nhận được một mức lương xứng đáng mà không phải ngành nghề nào cũng kiếm được.

Ngành Công nghệ thông tin có khó không?

Càng đi sâu vào tìm hiểu, bạn sẽ thấy Công nghệ thông tin là một ngành rất rộng, từ những vị trí nặng về kỹ thuật như lập trình viên, kỹ sư đến những vị trí cần ít kỹ năng chuyên môn hơn. Để trả lời câu hỏi “ngành Công nghệ thông tin có khó không?” trước tiên bạn cần hiểu công nghệ thông tin bao gồm những chuyên ngành nào? Yêu cầu của mỗi chuyên ngành như thế nào?

Kỹ thuật phần mềm được hiểu đơn giản là chuyên ngành bao trùm các kiến thức, các công cụ và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử, và bảo trì phần mềm. Đây là chuyên ngành mà sinh viên theo học nhiều nhất, vì dễ kiếm việc làm. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm này phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm trong ngành Công nghệ thông tin có gì hay?
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm trong ngành Công nghệ thông tin có gì hay?

Mạng máy tính và truyền thông: là chuyên ngành giúp bạn hiều và làm chủ được nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ cho đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu. Học về chuyên ngành này, bạn có thể quản trị mạng máy tính, thiết kế ra mạng máy tính, bảo mật cho mạng máy tính, chống lại hacker. So với Kỹ thuật phần mềm thì chuyên ngành này kén người học hơn và cơ hội ra trường ít hơn vì công ty bình thường cần ít người về mạng máy tính. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ có những cơ hội làm việc “oách” hơn trong các trung tâm dữ liệu lớn, các công ty đa quốc gia,..

Mạng máy tính và truyền thông mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo ngành
Mạng máy tính và truyền thông mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo ngành

Hệ thống thông tinLà chuyên ngành hẹp và ít nhưng cực chất. Học Hệ thống thông tin bạn có mối liên hệ với chuyên ngành Mạng máy tính. Bạn sẽ làm việc ở cấp độ tổng quát hơn, đó là kết nối thông tin giữa các thiết bị với nhau (hạ tầng Công nghệ thông tin). Bạn còn có thể làm về bảo mật trong cơ sở dữ liệu hoặc thương mại điện tử nữa, lấn sân sang kinh doanh.

Hệ thống thông tin - chuyên ngành "ít nhưng chất" trong Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin – chuyên ngành “ít nhưng chất” trong Công nghệ thông tin

Khoa học máy tính: Đây là chuyên ngành phải nói rằng rất là rộng lớn và thâm sâu hơn bao giờ hết. Chuyên ngành Khoa học máy tính chính là chuyên ngành thiên về lý thuyết nền tảng, đào sâu mọi thứ, tìm hiểu nguyên nhân, cội nguồn của vấn đề các lý thuyết, Toán học, Vật lý, nó có khả năng tạo ra các công nghệ mới. Tuy nhiên vì thiên về nghiên cứu các lý thuyết nên chuyên ngành này thực sự “rất khó và buồn ngủ” đặc biệt nếu bạn chưa có nền tảng tốt.
Google, Microsoft, Facebook,… các hãng lớn rất thích bạn nào học về Khoa học máy tính.

Khoa học máy tính - chuyên ngành "khó nhất" của Công nghệ thông tin, bạn dám thử không?
Khoa học máy tính – chuyên ngành “khó nhất” của Công nghệ thông tin, bạn dám thử không?

Như vậy, ngành Công nghệ thông tin với 4 chuyên ngành rất hấp dẫn nhưng không hề dễ dàng. Để học được ngành công nghệ thông tin bắt buộc bạn phải có khả năng tư duy. Chăm chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Vì nếu chỉ có chăm chỉ bạn sẽ đi châm hoen nhiều so với những người có tư duy. Và dù có tư duy thì bạn cũng không thể ngừng chăm chỉ, nỗ lực.

Đặc biệt, như đã nhắc ở trên công nghệ thông tin có rất nhiều kiến thức mới cập nhật hàng ngày hàng giờ và các kiến thức được đào tạo trong giáo trình chỉ cung cấp cho bạn nền tảng,muốn trở thành nhân sự giỏi trong tương lai, bạn buộc phải học thêm, tự học. Vì vậy “học Công nghệ thông tin có khó không” phụ thuộc rất lớn vào khả năng và sự nỗ lực của người học.

Những sự thật về ngành Công nghệ thông tin bạn nên biết

Nếu đang tìm hiểu về ngành thì đây là những điều bạn cần biết để đánh bay những hiểu lầm từ trước tới giờ về ngành nhé!

Con gái trong ngành IT

Có một sự thật hiển nhiên tỷ lệ Nam – Nữ trong ngành công nghệ thông tin rất chênh lệch. Theo khảo sát thì tỷ lệ nữ giới trong ngành Công nghệ thông tin chỉ chiếm 11% nhưng không vì thế nữ học công nghệ thông tin kém nhé. Họ đều là những người cực kỳ xuất sắc trong lĩnh vực này. Để EAUT dẫn chứng cho bạn thấy:

Bạn có biết lập trình viên đầu tiên trên thế giới là ai không? Nếu chưa search ngay từ khoá Ada Lovelace hoặc dành 1 phút để đọc Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một mỹ nữ. Bạn sẽ thấy dù phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới là một nhà toán học nam nhưng người thổi hồn cho nó lại chính là người phụ nữ đặc biệt Ada Lovelace giúp cỗ máy đơn thuần tạo ra những “hình mẫu đại số như chiếc khung cửi dệt nên lá và hoa”.

Tỷ lệ nữ giới trong ngành Công nghệ thông tin chỉ chiếm 11% nhưng không vì thế nữ học công nghệ thông tin kém
Tỷ lệ nữ giới trong ngành Công nghệ thông tin chỉ chiếm 11% nhưng không vì thế nữ học công nghệ thông tin kém

Bên cạnh đó, tất cả các vị trí cao nhất trong ngành CNTT đều có bóng dáng nữ giới và thành công trong ngành CNTT hay bất kỳ ngành nào không phải phụ thuộc vào IQ, chỉ số EQ mới quan trọng. Và thường chỉ số EQ ở phụ nữ thường có điểm số cao hơn so với đàn ông. Vì vậy nếu bạn là nữ và muốn tạo nên sự khác biệt thì đừng ngần ngại lựa chọn Công nghệ thông tin để theo đuổi nhé!

Học đại học liệu có đủ để theo ngành Công nghệ thông tin?

Theo khảo sát, phần lớn nhân sự tham gia ngành công nghệ thông tin đều có trình độ đại học trở lên. Tại Việt Nam, 75% người làm trong ngành công nghệ thông tin là có bằng đại học. Với trình độ Sau đại học, tỷ lệ này chỉ khoảng 7%. Vì vậy nếu lựa chọn Công nghệ thông tin bạn hoàn toàn có thể tự tin với tấm bằng Đại học và trau dồi các kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của ngành.

Nếu không có bằng Đại học việc theo đuổi ngành cũng khá khó khăn tuy nhiên không phải là không thể. Vẫn có 3% chỉ tốt nghiệp THPT nhưng vẫn theo được ngành. Nhưng cũng lưu ý hầu hết các bạn trong nhóm này đều là những người thực sự thông minh, có năng khiếu đặc biệt với Công nghệ thông tin. Và dù là ai thì bạn vẫn phải học, tự học hoặc học các chương trình để đảm bảo có thể theo ngành.

Vì vậy, để theo ngành Công nghệ thông tin ít nhất bạn cần hoàn thành một chương trình đào tạo về ngành hoặc hoàn thành chương trình đào tạo bậc Đại học về ngành.

Xem thêm: NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỌC NHỮNG GÌ?

Học Công nghệ thông tin có cần giỏi ngoại ngữ (Tiếng Anh)?

Theo số liệu của NIIT – ICT HÀ NỘI chỉ có một lượng nhỏ người làm việc trong ngành Công nghệ thông tin là không biết gì về Tiếng Anh. Vì vậy nếu bạn muốn có nhiều cơ hội cạnh tranh sau khi ra trường ngành Công nghệ thông thì việc trau dồi tiếng Anh là điều bắt buộc. Ít nhất là tới trình độ căn bản và nếu càng sử dụng thành thạo Tiếng Anh cơ hội thăng tiến sẽ càng cao hơn.

Ngoài ra, ở thị trường Việt Nam các công ty gia công phần mềm cho đối tác Nhật Bản rất nhiều. Vì vậy bạn có thể năm thêm cơ hội học thêm tiếng Nhật (Tối thiểu N3) để có thêm cơ hội việc làm lớn hơn.

Review ngành Công nghệ thông tin cực chất từ “dân trong ngành”

Dưới đây là một số review của các anh chị trong “ngành” về Công nghệ thông tin. Vừa là review vừa là những sự thật cực funny. Đọc để thấy dân IT không hề khô khan nhé!

#1: “Bạn sẽ dần dần mất liên hệ với thế giới bên ngoài bởi vì tự kỷ với máy tính và những dòng code quá nhiều”.

#2: “Khả năng tán gái thần sầu hồi cấp 3 cũng sẽ dần biến mất. Hay nói chính xác là nó sẽ tỷ lệ nghịch với khả năng kỹ thuật. Bạn càng giỏi lập trình thì khả năng tán gái càng gần bằng 0”.

#3: Bạn sẽ phải đi làm rất sớm (khổ lắm luôn), vì ra trường công ty nào cũng đòi xem bạn đã làm những dự án thực tế nào? Nếu bạn không bao giờ đi ra ngoài làm / trải nghiệm thì khi ra trường bằng khá cũng thất nghiệp như thường.

#4: Các công ty công nghệ lúc nào cũng thiếu người. Nhưng đó là thiếu người làm chăm chỉ / người nỗ lực / người làm được việc / người giỏi mà thôi.

#5: Làm ngành công nghệ thông tin không có chuyện làm “8 giờ sáng đến công ty, 5 rưỡi chiều xách mông đi về”. OT (Overtime – Làm việc ngoài giờ) là chuyện liên tục. Chính vì thế, đây cũng là một rào cản đối với các bạn nữ. (Thật sự thì ngày thường lướt FB suốt, gần đến hạn mới cắm đầu đi làm :((( )

#6: Không có chuyện học hết 1 lần rồi đi làm. Vì công nghệ thông tin là thay đổi liên tục, tất các những người làm công nghệ đều “Vừa học – Vừa làm” cả đời. “MÃI BÊN NHAU BẠN NHÉ” – Sự nghiệp học hành Said.

#7: Không có chuyện học cái gì thì đi làm cái đấy. Điều này quyết định bởi khách hàng cần cần công nghệ gì. Nếu bạn chỉ làm những cái gì bạn đã được học ở trường thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được / thậm chí sớm bị đào thải.

Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành học nhiều thú vị đáng để bạn theo đuổi. Đặc biệt nếu đang lựa chọn trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín thì Đại học Công Nghệ Đông Á chính là địa chỉ phù hợp nhất dành cho các bạn học tập và phát triển. Chúc  bạn thành công!

NỘP HỒ SƠ

2 bình luận về “#101 điều về ngành Công nghệ thông tin 2k3 nhất định phải biết

  1. Pingback: IT là gì? Học IT làm những gì? - EAUT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *