Công nghệ kỹ thuật ô tô: Tương lai phát triển 15 năm tới tại Việt Nam

Ngành nghề nào có tiềm năng nhất cho người học và xã hội hiện nay? Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô chính là câu trả lời cho những bạn trẻ có đam mê kỹ thuật, các dòng xe tìm được điểm giao thoa giữa sở thích, năng lực với nhu cầu của xã hội. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về ngành trong bài viết dưới đây.

Công nghệ ô tô là ngành gì?

Công nghệ kỹ thuật ô tô là một nhánh của kỹ thuật giao thông bao gồm các yếu tố như kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành các hệ thống trên ô tô. Như vậy, học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô bạn sẽ được tiếp xúc với hầu hết mọi mặt liên quan đến ô tô từ điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. 

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành các hệ thống trên ô tô
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành các hệ thống trên ô tô

Công nghệ Kỹ thuật ô tô và cơ khí động lực có gì khác biệt?

Ngành cơ khí động lực học là gì? Kỹ thuật cơ khí động lực là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.

Có thể hiểu ngắn gọn ngành cơ khí động lực học là ngành học nghiên cứu về động cơ, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu cơ khí, hệ thống điều khiển… trong hàng trăm loại phương tiện phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như xe tải, xe container, xe ô tô, xe nâng hàng, cần cẩu, máy xúc, tàu thủy, máy bay… 

Một vài điểm đặc trưng của ngành công nghệ ô tô: Chiếm phần lớn trong số các phương tiện ô tô được sử dụng nhiều phục vụ vận chuyển hàng hóa và di chuyển của con người. Số lượng ô tô lớn đến nỗi, để có đủ nguồn lực có chuyên môn sâu đáp ứng cho hệ thống sản xuất – dịch vụ ô tô, một chuyên ngành đào tạo chuyên sâu hơn đã được định hình, đó chính là ngành công nghệ ô tô.

Sự khác nhau cơ bản ngành cơ khí động lực giữa ngành công nghệ ô tô và ngành cơ khí động lực học:

Sự khác nhau cơ bản ngành cơ khí động lực giữa ngành công nghệ ô tô và ngành cơ khí động lực học
Sự khác nhau cơ bản ngành cơ khí động lực giữa ngành công nghệ ô tô và ngành cơ khí động lực học

Ngành cơ khí động lực học bao quát hơn với đối tượng là: các loại máy động lực như: động cơ xăng, động cơ dầu, các loại máy nổ

  • hệ thống truyền động
  • hệ thống điều khiển
  • kết cấu cơ khí

Trong khi đó đối tượng của ngành công nghệ ô tô: chuyên sâu hơn về ô tô 

  • động cơ ô tô
  • hệ thống truyền động trên ô tô
  • điện, điện tử ô tô
  • đồng sơn
  • linh kiện, nội thất

Vậy ngành công nghệ kỹ thuật ô tô phù hợp với ai? 

Muốn trở thành một kỹ sư công nghệ ô tô, bạn cần có các yếu tố: 

  • Yêu thích, đam mê với ô tô: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên đưa bạn đến với ngành và là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn trở thành một kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô. Để tiếp thu các kiến thức chuyên môn, những kỹ năng hay vượt qua những khó khăn của nghề thì bạn cần có niềm say mê, nhiệt huyết với sản phẩm.
  • Tính cẩn thận, chi tiết: Công nghệ kỹ thuật ô tô gắn liền với những hệ thống, chi tiết máy móc, thiết bị phức tạp, tinh vi nên đòi hỏi cao về tính quy trình, sự chuẩn xác. Chỉ cần thiếu cẩn thận, kỹ sư ô tô có thể dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng về kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống. Chính vì vậy, cẩn thận là một đức tính tốt của con người, và càng đặc biệt quan trọng đối với một người kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô.
  • Không ngừng học hỏi: Sự ham học hỏi, thích khám phá là một yếu tố không thể thiếu. Bạn có thể tự nâng cao chuyên môn bằng các cách như mày mò, cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ mới về lĩnh vực ô tô qua internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành,...

Công nghệ Kỹ thuật ô tô học gì?

Với đối tượng chuyên sâu hơn về ô tô, các sinh viên khi lựa chọn ngành sẽ được đào tạo các kiến thức, kĩ năng chính: 

  • Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành và các kỹ năng liên quan đến ô tô.
  • Đào tạo các kiến thức về kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành xe gắn máy, xe du lịch, xe tải và xe buýt và các hệ thống nhỏ trên ô tô.
  • Sinh viên còn được chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn như: khai thác, sử dụng kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp. Góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
  • Ngoài các kiến thức nên tảng, thực tiễn về chuyên ngành sinh viên còn được trang bị kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, Quản lý dịch vụ ô tô, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô,...

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô xét tuyển khối nào?

Các khối ngành xét tuyển bao gồm:

A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
A02: Toán học, Vật lý, Sinh học
D01: Toán học, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Ngành ô tô và tương lai phát triển 15 năm tới tại Việt Nam

Theo định hướng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của chính phủ, Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Thực tế, trong những năm gần đây ngành ô tô Việt Nam phát triển rất ấn tượng. Hàng loạt các dự án lớn về ô tô được khởi động như sự ra đời của ô tô Vinfast, các dự án về xe công nghệ, các dây chuyền sản xuất lớn, hiện đại cũng đã được các tập đoàn lớn như Hyundai Thành Công và Thaco Trường Hải đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất. 

Ngành ô tô và tương lai phát triển 15 năm tới tại Việt Nam
Ngành ô tô và tương lai phát triển 15 năm tới tại Việt Nam

Sự phát triển của các nhà sản xuất nội quy mô lớn tất yếu dẫn tới nhu cầu về nhân sự tăng cao cả về chất lượng và số lượng. Các công ty sẵn sàng chi mức lương cao để tìm được các kỹ sư công nghê ô tô thực sự có tài.  Theo thống kê của Vietnamworks, mức lương cho Kỹ sư công nghệ ô tô tại Việt Nam dao động từ 1.000 – 2.000 USD/tháng tùy vào vị trí và năng lực. Cũng với khảo sát của ZipRecruiter, mức lương của một kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển có kinh nghiệm tại Việt Nam rơi vào khoảng 8.000$ /tháng. 

Các vị trí mà cử nhân ngành Công nghệ ô tô khi ra trường có thể nhận việc làm

  •  Kỹ sư thiết kế, hay còn gọi là kỹ sư sản phẩm. Kỹ sư thiết kế đảm nhiệm thiết kế, kiểm thử các thành phần, các hệ thống của các thiết bị, bộ phận cấu thành nên một chiếc ô tô.
  • Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Kỹ sư phát triển có nhiệm vụ cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.
  • Kỹ sư chế tạo xác định cách thức tạo ra thiết bị, bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô.
  • Nhân viên kinh doanh: làm tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ
    tùng ô tô…
  • Kiểm định viên làm tại các trạm đăng kiểm ô tô
  • Kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ô tô
  • Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, học viện, trung tâm dạy nghề

Lưu ý: Với kỹ sư thiết kế thì ở Việt Nam còn mới chưa có hoặc rất ít. Hiện nay về mảng này các công ty trong nước chỉ nhận các dự án thiết kế từ nước ngoài sau đó tính toán mô phỏng rồi chuyển giao để chế tạo sản phẩm. Tuy vậy tiềm năng của nó sau này là rất lớn đem đến nhiều cơ hội giá trị cho người theo đuổi. Nếu muốn đi theo hướng này, bạn nên trau dồi thêm các kỹ năng, phần mềm như: CATIA, NX,…

Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô tại Đại học Công nghệ Đông Á có gì hấp dẫn?

Lựa chọn ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại EAUT, bạn có thể thỏa sức học tập và phát triển:

  • Được thoải mái thực hành thực tế: Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại EAUT chú trọng công tác thực hành theo hướng ứng dụng ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức – kỹ năng về công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế,… tại các xưởng ô tô do nhà trường liên kết hợp tác.
  • Được tham gia thực tập cực xịn: đó là các xưởng lắp ráp ô tô , xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới và của Việt Nam như Toyota, Ford, Hyundai, Vinfast…
  • Cơ hội vi vu học tập trên thế giới : Sinh viên được tham gia các chương trình thực tập và làm việc tại nước ngoài như: Nhật, Đức …

Tham khảo thêm Thông tin về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại trường Đại học Công nghệ Đông Á

Ngành Công nghệ Ô tô là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển cho tương lai của các bạn trẻ nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay. Đặc biệt khi lựa chọn theo ngành học tại EAUT sẽ giúp các bạn tự tin khẳng định bản thân khi ra ngành trở thành kỹ sư công nghệ ô tô chuyên gia giỏi thỏa đam mê vừa đảm bảo mức thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

NỘP HỒ SƠ

NỘP HỒ SƠ

3 những suy nghĩ trên “Công nghệ kỹ thuật ô tô: Tương lai phát triển 15 năm tới tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *