Công nghệ thực phẩm là ngành liên quan tới thực phẩm, thức ăn, dinh dưỡng cho toàn dân, toàn xã hội nên rất quan trọng. Vậy để xin việc thành công ngành công nghệ thực phẩm, bạn cần chuẩn bị cho mình những bí quyết gì? Cùng tham khảo bài viết sau của trường đại học Công Nghệ Đông Á để tạo cơ hội xin việc làm ngành công nghệ thực phẩm thành công ngay sau khi ra trường nhé.
Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là ngành kỹ thuật chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền, sản xuất, bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, hoá dược phẩm, sinh học và hoá học….
Ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm rất đa dạng vì nó liên quan tới tất cả các vấn đề về đồ ăn, thức uống, và an toàn thực phẩm mà cả xã hội đang quan tâm lớn nhất hiện nay. Công nghệ thực phẩm được được xác định trở thành ngành kinh tế chủ lực trong giai đoạn tới bởi nước ta vẫn là nước có nhiều nông sản và vẫn là đất nước tập trung phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra thị trường nước ngoài.
Cơ hội việc làm cho ngành công nghệ thực phẩm
Bên cạnh những ngành nghề hot khác, học công nghệ thực phẩm ra trường cũng có rất nhiều cơ hội xin việc bởi, công nghệ thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày bởi nhu cầu của con người về vấn đề thực phẩm, an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm khoảng 7,5% cùng với khoảng 97 triệu dân như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng về thực ẩm và chế biến thực phẩm ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng đặc biệt là sản phẩm sạch.
Một số ngành về lĩnh vực công nghệ thực phẩm cũng đang được mở rộng hơn ngoài các lĩnh vực cơ bản như rượu, bia, nước giải khát, sữa, các sản phẩm từ sữa, tinh bột… nhằm đáp ứng cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Mặt khác, ngành công nghệ thực phẩm đang xếp thứ 3 trong nhóm ngành có nhu cầu nhân lực chất lượng lớn nhất giai đoạn 2021-2025.
Hiện nay, Việt Nam vẫn gặp phải tình trạng các sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác phong phú và hiệu quả mặc dù Việt Nam đang là nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản. Điều này là do sự chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và trình độ về nhân lực. Việt Nam đang bị thiếu nhân lực có tay nghề và trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, nên sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn có mong muốn phát triển nghề nghiệp, trau dồi bản thân trong ngành công nghệ thực phẩm.
3 bí quyết xin việc thành công cho ngành công nghệ thực phẩm
Như đã phân tích phía trên, công nghệ thực phẩm đang là ngành có cơ hội xin được việc làm rất lớn trong bối cảnh xã hội hiện nay bởi tầm quan trọng mà công việc ngành này đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội và đất nước. Vậy để rút ngắn quá trình xin việc thành công cho ngành này, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm trường đại học Công Nghệ Đông Á nói riêng và các trường đại học khác nói chung cần nắm rõ 3 bí quyết sau nha.
Tìm kiếm công việc ngành công nghệ thực phẩm
Xác định được công việc cụ thể mình mong muốn làm trong ngành công nghệ thực phẩm là gì? trong doanh nghiệp chế biến, sản xuất, vận hành hay tạo mới, an toàn thực phẩm, kinh nghiệm bản thân đang có, từ đó, đưa ra yêu cầu về công việc. mức lương, mong muốn trau dồi bản thân trong môi trường như thế nào? Để làm tiền đề cho việc tìm kiếm các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng được những yêu cầu của mình về công việc, chế độ, khả năng phát triển bản thân…
Bạn có thể tìm công việc liên quan tới ngành công nghệ thực phẩm trên các trang đăng tin tuyển dụng như: Timviecnhanh, Vieclam24h, Vietnamworks, Job go, Top CV…
Hoặc các group trên mạng xã hội Facebook như: Việc làm ngành công nghệ thực phẩm, Công nghệ thực phẩm…
Xin việc tại các doanh nghiệp lớn về ngành công nghệ thực phẩm
Các công ty, tập đoàn lớn về lĩnh vực thực phẩm, đồ ăn, đồ uống của Việt Nam như Kinh Đô, Hữu Nghị, công ty cổ phần Bia Hà Nội, công ty cổ phần bia Sài Gòn, Sài Gòn food, T&T Group, Trung Nguyên,Vinamilk, TH True Milk, Vina Acecook, Vinacafe, Massan, Vissan… Hoặc các công ty liên doanh nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, có trụ sở tại Việt Nam như Pepsico. Coca-cola, Nestlé, Abottot, Zagro, Ajinomoto…
Các bạn có thể thử sức tại các vị trí tuyển dụng cho ngành công nghệ thực phẩm của các công ty tập đoàn lớn này vì các công ty này luôn tìm kiếm nhân sự cho rất nhiều vị trí khác nhau. Bạn cũng có thể làm quen với môi trường chuyên nghiệp tại các tập đoàn lớn, tuy nhiên, đối với các bạn mới ra trường, khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, các bạn nên thử sức tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại các công ty này, các bạn sẽ được làm việc đa dạng hơn, từ đó tích luỹ được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế hơn cho mình, tạo tiền đề cho các cơ hội việc làm tốt hơn sau này tại các công ty, tập đoàn lớn hơn.
Chuẩn bị CV xin việc cho ngành công nghệ thực phẩm
Sau khi đã xác định được công việc bạn muốn làm về ngành công nghệ thực phẩm, bạn sẽ bắt tay vào chuẩn bị CV để gửi cho các nhà tuyển dụng để tránh bỏ lỡ thời gian tuyển dụng ở vị trí mà bạn muốn làm việc. Khi bạn chuẩn bị CV ấn tượng sẽ giúp bạn bước đầu ghi điểm trong tâm trí các nhà tuyển dụng.
Bạn hãy thể hiện bằng cấp, kiến thức chuyên môn và các kỹ năng đặc biệt của bạn một cách hệ thống trong CV của bạn, các đầu mục trong CV cần đầy đủ nhưng súc tích, ngắn gọn thể hiện sự nổi bật cho CV của bạn trong vô số các CV khác.
Bạn hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng xem họ cần gì và muốn gì từ một ứng viên như bạn, cho công việc, vị trí ngành công nghệ thực phẩm mà họ cần, bạn sẽ biết cách viết CV sao cho hợp lý, đúng trọng tâm và gây được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Trên đây là một số lưu ý khi bạn chuẩn bị tốt nghiệp, chuẩn bị xin việc ngành công nghệ thực phẩm. Hy vọng với những gợi ý trên, bạn sẽ chuẩn bị được cho mình CV, kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để xin việc ngành công nghệ thực phẩm thành công.