Chắc chắn bạn đã từng nghe ai đó nói về tỷ lệ thất nghiệp của ngành Quản trị kinh doanh là cao nhất trong các ngành? Điều này có đúng hay không? Có ảnh hưởng tới việc bạn phát triển khi chọn ngành hay không? Làm thế nào để trở thành “người được chọn” trong muôn vàn hồ sơ ngành Quản trị kinh doanh?
1. Thực trạng ngành Quản trị kinh doanh: số lượng người học và nhu cầu tuyển dụng có cân bằng?
Sự hội nhập kinh tế chắc chắn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh tế kinh doanh nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn, lúng túng cho các công ty, doanh nghiệp thì nhu cầu nhân sự về quản trị kinh doanh lại càng trở nên đắt giá và càng có “đất phát triển” cho sinh viên học quản trị kinh doanh. Thực trạng của ngành ở Việt Nam là gì?
1.1. Sinh viên Quản trị kinh doanh ra trường làm gì sẽ được tính là đúng ngành? Tỷ lệ sinh viên ra trường mỗi năm là bao nhiêu?
Để hiểu rõ thực trạng của ngành, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những công việc mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ra trường có thể làm? Bởi vì ngành Quản trị kinh doanh là ngành học đặc biệt. Ngay từ khi học các bạn sinh viên được học khá nhiều các mảng trong doanh nghiệp như: Marketing, bán hàng, tài chính, nhân sự,… Mục tiêu cuối cùng là có thể hiểu được tổng quan về doanh nghiệp và cách vận hành cũng như quản trị được doanh nghiệp phát triển.
Điều này cũng dẫn đến một hiểu lầm “học quản trị kinh doanh ra trường làm sếp” từ đó sẽ có thắc mắc là “liệu có doanh nghiệp nào đủ tin tưởng và trao trọng trách cho cô/cậu sinh viên mới ra trường vào vị trí quản trị?” Chắc chắn là không!
Vậy Quản trị kinh doanh ra trường làm gì thì mới được tính là đúng ngành? Hiện nay, các vị trí được sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ra trường lựa chọn nhiều nhất đó là làm việc trong 2 phòng: Phòng Marketing và phòng Kinh doanh với các vị trí cụ thể như:
+ Nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu…
+ Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng
+ Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch
+ Trợ giảng, nghiên cứu học tập để trở thành giảng viên ngành Quản trị kinh doanh
+ Khởi nghiệp thành lập và điều hành công ty riêng
THAM KHẢO: QUẢN TRỊ KINH DOANH HỌC ĐỂ LÀM GÌ?
Sinh viên QTKD như một nhân sự đa năng không chuyên về lĩnh vực gì. Đó chính là điểm lợi và cũng là hạn chế của ngành Quản trị kinh doanh. Bởi khi đó các em sẽ phải tự xác định con đường sự nghiệp của mình là gì ngay từ khi là sinh viên. Để các em tự trau đồi kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp.
Theo thống kê 3 năm gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đăng kí mỗi năm. Nghĩa là mỗi năm số cử nhân ra trường là 10.000 người vì nhiều trường lớn có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm hơn nghìn sinh viên.
Điều này dễ giải thích vì Quản trị kinh doanh càng hot thì số lượng sinh viên theo học càng nhiều. Và câu hỏi đặt ra đó là có xuất hiện tình trạng “cung nhiều hơn cầu” hay số lượng người học nhiều hơn so với số lượng công việc nhu cầu tuyển dụng thực tế? Sinh viên ra trường ngành này có gặp tình trạng thất nghiệp hay không?
1.2. Mức cạnh tranh của ngành trong thị trường tuyển dụng
*Nhu cầu thị trường tuyển dụng: Một tin vui là số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành này luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Điều này dễ thấy vì 80% doanh nghiệp hiện nay đều là doanh nghiệp thương mại. Trong Doanh nghiệp thương mại thì phòng Kinh doanh và phòng Marketing là 2 phòng được chú trọng nhiều nhất vì trực tiếp đem đến doanh số cho các công ty. Và nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở hai phòng đó là rất lớn.
Theo báo cáo thị trường tuyển dụng của trang TopCV kết thúc năm 2020, gần 42% doanh nghiệp cho biết họ phải đối mặt với tình trạng thiếu hút nhân sự trong năm 2020. Nhóm doanh nghiệp có quy mô từ 300 – 500 nhân sự có tỷ lệ thiếu hụt lên đến 54,8%. Kinh Doanh là lĩnh vực thứ 2 trong Top 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất.
3 vị trí công việc được tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2020 là Sales/ Nhân viên kinh doanh, Marketing, Công nghệ thông tin – IT tiếp tục là những vị trí được săn đón trong năm 2021. Đặc biệt, 64,28% doanh nghiệp được khảo sát đang có nhu cầu tuyển Sales/ Nhân viên kinh doanh.
Thế nhưng liệu số lượng vị trí tuyển dụng này có đáp ứng đủ cho số lượng hơn 10.000 nhân sự vào ngành mỗi năm ở trên? Chắc chắn là không rồi!
* Thực trạng của ngành: Tiếp tục theo dõi báo cáo thị trường tuyển dụng của TopCV 2021, khi khảo sát về nguyên nhân thiếu hụt nhân sự ở góc độ doanh nghiệp, TopCV cho hay, hơn một nửa số nhà tuyển dụng (55,2%) được khảo sát cho rằng số lượng hồ sơ ứng viên không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chính là lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp của mình bị thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo sau đó là lý do về thiếu kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và kinh nghiệm từ ứng viên.
Rõ ràng rằng, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo, do đó số lượng sinh viên ra trường ngành Quản trị kinh doanh nhiều nhưng số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối cũng không ít. Các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân. Và chắc chắn rồi ngành quản trị kinh doanh đang thừa người và khi ra trường nguy cơ thất nghiệp rất cao. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nỗ lực không ngừng nghỉ, không ngừng cải tiến để có thể tạo ra những thứ tốt hơn.
*Vì sao tỷ lệ thất nghiệp của Quản trị kinh doanh lại cao?
+ Do tính chất của ngành vốn có tính cạnh tranh cao: Vì một quy luật rõ ràng của nền kinh tế thị trường là “kẻ yếu sẽ bị đào thải” do đó mà những bạn sinh viên nghĩ rằng chỉ cần học ở trường ra xong, có một tấm bằng và kiếm một công việc ổn định, an toàn,… gần như là không thể nữa!
+ Vì bối cảnh chuyển dịch không ngừng, thay đổi liên tục: Bạn sẽ không thể nào áp dụng nguyên si những kiến thức được học vào thực tế. Vì những điều bạn học được là môi trường Logic, còn thực tế đang diễn ra là Phi Logic! Vì bối cảnh đã thay đổi quá nhiều. những tư duy cũ không còn dùng được nữa, không còn có chỗ các cử nhân không có kiến thức sau khi ra trường. Và đương nhiên cũng sẽ không có chỗ cho người đi làm bằng mối quan hệ.
2. Chuẩn bị gì khi học Quản trị kinh doanh để ra trường không lo thất nghiệp?
Trong bối cảnh hiện nay, dù thị trường tuyển dụng ngành Quản trị kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh hơn nhưng các bạn trẻ thể hệ Z cũng có nhiều tốt chất để thành công trong quản trị kinh doanh hơn. Vì thế nói tỷ lệ thất nghiệp của ngành quản trị kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào chính bản thân các bạn có lựa chọn, phấn đấu hay không? Nếu sinh viên ngành quản trị kinh doanh giỏi về kỹ năng máy tính, internet, marketing và bán hàng. Chắc chắn không quá khó để các em xin được việc làm ngay khi ra trường.
Tham khảo thêm bài viết để nhận biết và phát triển được những điểm mạnh của mình trong Quản trị kinh doanh gen Z nhé: Gen Z thế hệ nổi trội với nhiều tố chất để thành công trong Quản trị kinh doanh
Như đã nói ở trên, thật không có khó để sinh viên quản trị kinh doanh xin được việc ngay khi ra trường. Vấn đề bạn sẽ học như thế nào, bạn có đáp ứng đủ năng lực mà doanh nghiệp yêu cầu hay không? Chọn được đúng nơi để gửi gắm hay không?
Tại sao EAUT là lựa chọn đúng đắn để theo học QTKD?
Đại học Công Nghệ Đông Á là trường đại học của doanh nghiệp, đào tạo các ngành học theo hướng công nghệ ứng dụng, hoàn toàn theo phương pháp mới, không lan man lý thuyết, dạy những gì mà doanh nghiệp cần.
Tìm hiểu thêm những thế mạnh đào tạo quản trị kinh doanh thời đại công nghệ 4.0 tại Đại học Công Nghệ Đông Á
Hình thức đào tạo ngành QTKD
+ Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và hành trang làm chủ doanh nghiệp trong bối cảnh “xã hội thông tin” và “kinh tế tri thức”
+ Khối kiến thức nên tảng và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực, quản trị doanh nghiệp, kế toán và tài chính, hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị thương mại, quản trị dự án…
+ Khối kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực, quản lý đổi mới sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh, tài chính gọi vốn, quản lý công nghệ và đổi mới..
+ Khối kiến thức về ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, thành thạo kỹ năng tin học ứng dụng, có cơ hội tiếp cận và thực hành các phần mềm quản trị doanh nghiệp, sử dụng marketing số trong kinh doanh…
+ Khối kiến thức kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, khẳ năng giao tiếp và kết nối với doanh nghiệp..
+ Đội ngũ cán bộ giảng viên tâm huyết, nhiều kinh nghiệm, đào tạo theo định hướng đổi mới “Lấy người học làm trung tâm,tăng só giờ học thực hành và giảm giờ học lý thuyết đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”
Hợp tác với các trường quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTKD
+ Liên kết với trường đại học Na uy đào tạo kỹ năng lãnh đạo và khởi nghiệp
+ Ký kết hợp tác giữa trường Đại học Công Nghệ Đông Á và trường đại học Công nghệ WUFENG Đài Loan
+ Ký kết hợp tác giữa Viện đào tạo và hợp tác quốc tế và tổ chức giáo dục toàn cầu Gegco-Đại học Curtin
+ Ký kết hợp tác giữa Đại học Công Nghệ Đông Á và trường đại học thể dục thể thao Gdansk
+ Thế mạnh của ngành được nhìn nhận từ nhiều góc độ mà rõ ràng nhất là sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Polyco group, Siemens…
Với tôn chỉ “Nói không với thất nghiệp” Trường đại học Công Nghệ Đông Á luôn hướng tới khả năng làm việc, thực hành của sinh viên. Cam kết sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ra trường đều có việc làm với mức lương tốt nhất. Liên hệ ngay với EAUT nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm về ngành nhé!