Top 3 điều cần biết về ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy
Ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành giữ vai trò “then chốt” trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội hoá toàn cầu hiện nay. Tất cả các lĩnh vực từ vận hành dây chuyền sản xuất, hoạt động máy móc, thiết bị đều cần tới ứng dụng cũng như sự có mặt của các kỹ sư công nghệ chế tạo máy… Một số thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “Top 3 điều cần biết về ngành công nghệ chế tạo máy” hiện nay.
Vị trí của ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy
Công nghệ cơ khí chế tạo máy có thể hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và các thiết bị sản xuất, có thể nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia bất kỳ thì không thể không nói đến sự đóng góp quan trọng của ngành cơ khí chế tạo máy, hay nói cách khác, ngành công nghệ chế tạo máy càng mạnh, càng phát triển càng chứng minh nền kinh tế quốc gia đó càng phát triển.
Cơ khí chế tạo máy là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hay vật dụng hữu ích – tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại. Khác với khái niệm cơ khí chế tạo từ trước tới nay vẫn được định hình và mặc định gắn với sắt thép và là ngành gắn liền với các công việc bằng tay như tiện, phay, bào hay hàn,…
Mục tiêu của ngành công nghệ chế tạo máy là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động công nghệ cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Ngành công nghệ chế tạo máy có vị trí và vai trò chiến lược trong mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế đất nước theo định hướng công nghiệp hiện đại.
Ngành học công nghệ chế tạo máy hiện nay được các trường đại học, học viện, cao đẳng, các trường đào tạo nghề giảng dạy và đào tạo rất nhiều từ ngành lớn như: Cơ khí, điện, điện tử hay các chuyên ngành nhỏ trong các ngành học lớn này…
Xem thêm: Cơ khí chế tạo máy – Xu hướng và triển vọng ngành công nghiệp chế tạo hiện nay
Môi trường làm việc của các kỹ sư cơ khí chế tạo máy
Các kỹ sư công nghệ chế tạo máy có thể giải quyết các vấn đề cho tất cả các loại thiết bị, từ các chi tiết nhỏ cho tới các máy móc lớn… họ có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau từ văn phòng, nhà máy sản xuất cho tới ngoài trời để đảm bảo tiến độ công việc.
Môi trường văn phòng
Kỹ sư có khí khi bắt đầu công việc của mình thường làm việc trong môi trường văn phòng. Tại đó, kỹ sư công nghệ chế tạo máy sẽ gặp gỡ chuyên gia khác như giám đốc, tiếp thị, bán hàng và các đồng nghiệp khác để thu thập các yêu cầu cho dự án họ đang tiếp nhận. Sau khi xác định được các yêu cầu, kỹ sư chế tạo máy sẽ sử dụng các phần mềm cũng như khả năng thiết kế của mình lên thiết kế chi tiết cho dự án thiết bị cơ khí. Sau khi thiết kế xong, các kỹ sư chế tạo máy sẽ phát triển một nguyên mẫu và chuyển sang môi trường làm việc tại phòng thí nghiệm, thử nghiệm.
Phòng thí nghiệm – thử nghiệm
Phòng thí nghiệm – kiểm nghiệm sẽ cho phép các kỹ sư chế tạo máy sử dụng máy móc và thiết bị để đảm bảo thiết bị nguyên mẫu đang hoạt động đúng hoặc hiệu chuẩn đúng. Hoặc có thể thay đổi các thông số kỹ thuật thiết kế và thử lại nguyên mẫu trong phòng thí nghiệm đến khi thiết bị hoạt động đúng.
Trong nhà máy sản xuất
Các kỹ sư cơ khí sẽ làm việc trên sàn sản xuất để đảm bảo thiết bị được sản xuất đúng như các yêu cầu kỹ thuật của nguyên mẫu được hoàn thiện trước đó. Các kỹ sư chế tạo máy có thể hỗ trợ đội sản xuất hoặc hỗ trợ hướng dẫn lắp ráp thiết bị theo đúng quy chuẩn thiết kế đã đề ra.
Môi trường ngoài trời
Sau khi thiết bị cơ khí được sản xuất, các kỹ sư cơ khí làm việc tại hiện trường, nhằm đảm bảo thiết bị được lắp đặt và hoạt động bình thường. Các kỹ sư cơ khí chế tạo máy có thể chạy thử nghiệm, kiểm tra thiết bị hoặc quan sát thiết bị khi đang hoạt động sau khi thiết bị đã được cài đặt. Quy trình ngoài trời có thể giúp các kỹ sư chế tạo máy tìm được cách cải thiện các chức năng của thiết bị.
Công việc của kỹ sư chế tạo máy
– Thiết kế và lên bản vẽ về các loại máy móc, thiết bị sản xuất…
– Thi công hoặc giám sát công việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí cần có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD…
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình như nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu,…
– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp như: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…
Xem thêm: Học ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy ra trường làm gì?
Ngành công nghệ chế tạo máy là một trong nhóm ngành đào tạo chiến lược của trường đại học Công Nghệ Đông Á, nhằm cung ứng cho thị trường lao động nguồn nhân lực kỹ sư công nghệ chế tạo máy chất lượng nhất về kiến thức, tư duy cho tới kỹ năng vận hành kiến thức từ lý thuyết gắn liền với thực tiễn công việc. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, ngành công nghệ chế tạo máy sẽ là ngành học phát triển tương lai nghề nghiệp cho các bạn trẻ hiện nay.