Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là một trong những ngành mũi nhọn được ứng dụng rộng rãi với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông,… Vậy ngành điện – điện tử sẽ gồm những chuyên ngành nào? Đặc điểm, triển vọng nghề nghiệp của mỗi chuyên ngành? Cùng EAUT tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Phân biệt giữa các chuyên ngành trong Điện Điện tử
Nhóm ngành Điện – Điện tử bao gồm 3 ngành: Kỹ thuật Điện – Điện tử; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, Kỹ thuật Điện Tử – Viễn thông. Cùng tìm hiểu nhanh các chuyên ngành này trong bản tóm tắt ngắn dưới đây.
Chuyên ngành |
Tổng quan ngành |
Phù hợp với đối tượng |
Kỹ thuật Điều khiển và tự động hoá |
|
|
Kỹ thuật Điện – Điện tử |
|
|
Kỹ thuật điện tử – viễn thông |
|
|
Review các chuyên ngành
Mỗi chuyên ngành sẽ có đặc điểm riêng đem đến những triển vọng nghề nghiệp khác nhau dành cho người học. Dưới đây, EAUT sẽ liệt kê chi tiết từng ngành để các bạn hiểu kỹ hơn về 3 chuyên ngành trên trong nhóm ngành Điện – Điện tử.
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự Động hoá là ngành nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
Trong các nhà máy công nghiệp với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hoá cao, năng lượng, viễn thông hiện đại…đều không thể thiếu sự có mặt của người kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Trong nông nghiệp các hệ thống giám sát điều khiển quá trình nước, dinh dưỡng cho cây trồng tự động được xây dựng bởi các kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.Trong các ứng dụng dân dụng người kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa còn có thể đóng góp chuyên môn của mình ngày càng rộng rãi bao gồm nhận dạng thẻ mã vạch, thẻ từ, thẻ RFID, khoá điện tử,…
Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa dành cho các sinh viên có sở thích về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá trình sản xuất. Vậy ngành Kỹ thuật điều khiển $ Tự Động hoá học gì?
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như: dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.
Triển vọng nghề nghiệp:
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế và xây dựng hệ thống đo lường, điều khiển tự động, giám sát các hệ thống trong dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân phối và quản lý năng lượng.
KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ
Ngành Kỹ thuật điện – điện tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến điện năng và các vấn đề liên quan. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật điện – điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với nhiều môn học lựa chọn về thiết bị điện (đặc biệt là máy điện), điện tử công suất, nhà máy điện, cung cấp điện, hệ thống điện (bao gồm năng lượng tái tạo).
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại, khoa học, giải trí và xã hội.
Triển vọng nghề nghiệp:
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho sinh viên có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện. Chương trình bao gồm các môn học liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao, có thể hiểu rõ các nguyên lý hoạt động của các mạng viễn thông, hệ thống thông tin, có khả năng khai thác vận hành, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử-viễn thông, có thể nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ viễn thông, công nghệ vi mạch, bán dẫn, xử lý tín hiệu và thông tin trong công nghiệp và dân dụng.
Triển vọng nghề nghiệp:
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc vận hành, quản lý, khai thác và thiết kế các mạng điện thoại cố định và di động, mạng truyền dẫn quang, viba, thông tin vệ tinh, phát thanh truyền hình, mạng thông tin dữ liệu, phân tích và thiết kế các thiết bị thu phát cao tần, các vi mạch số và vi mạch tương tự, vận hành máy móc trong nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn, nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; lập trình và thiết kế phần cứng xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và tín hiệu đa phương tiện.
–