Công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc do nhu cầu xã hội cũng như xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các vị trí việc làm cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức cho các vị trí kỹ sư nhiệt, điện lạnh cũng gia tăng đáng kể. Vậy chi tiết công việc của ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh ra sao? Review cùng trường đại học Công Nghệ Đông Á qua bài viết dưới đây nhé.
Tiềm năng ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh giai đoạn 2021 – 2030
Kỹ thuật nhiệt – điện lạnh là ngành học của tương lai, công nghệ kỹ thuật nhiệt điện lạnh là ngành ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để thiết kế, chế tạo,vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt – điện lạnh phục vụ cho nhu cầu cuộc sống cũng như sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là giải quyết các thách thức về năng lượng đang trong tình trạng báo động hiện nay.
Kỹ thuật nhiệt – điện lạnh có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp, dân dụng, sản xuất và sử dụng năng lượng bao gồm 4 lĩnh vực chính là điện lạnh, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, tự động hoá hệ thống nhiệt lạnh và nhiệt công nghiệp.
Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh luôn là nhóm ngành có mức thu nhập cao so với các ngành khác trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, kỹ sư nhiệt lạnh cũng là từ khóa “Hot” trên các trang thông tin tuyển dụng việc làm. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2020-2030 cùng với nhu cầu nhân lực về ngành nhiệt – điện lạnh sẽ ngày càng tăng cao.
Các vị trí kỹ sư nhiệt – điện lạnh khi tìm kiếm trên google, bạn sẽ nhận được hàng triệu kết quả liên quan với mức lương từ 10-25 triệu vnđ/tháng tuỳ theo vị trí làm việc. Đây chính là minh chứng cho nhu cầu nhân sự rất lớn từ ngành kỹ thuật này hiện nay.
Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức cho sinh viên ngành kỹ thuật nhiệt – điện lạnh cũng như các đơn vị đào tạo chuyên ngành kỹ thuật này bởi nhu cầu thực tế, của các doanh nghiệp hiện nay rất cần các kỹ sư có kinh nghiệm, chuyên môn để đảm nhận khối công việc từ doanh nghiệp mình. Các kỹ sư nhiệt – điện lạnh cần chuẩn bị cho mình một lộ trình học kèm theo kinh nghiệm làm việc thực tế để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Xem thêm: 2021 – Xu hướng phát triển ngành kỹ thuật nhiệt trong thời đại công nghệ 4.0
Kỹ sư nhiệt – điện lạnh làm gì? Chi tiết công việc cụ thể như thế nào?
Các bạn sinh viên ngành kỹ thuật nhiệt – điện lạnh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau tại các nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt… hay các công ty về cơ khí – điện lạnh, khách sạn, nhà hàng lớn. Và trở thành các kỹ sư nhiệt lạnh hay kỹ sư điện lạnh. 2 vị trí công việc này sẽ có công việc cụ thể khác nhau.
Kỹ sư nhiệt lạnh
Một kỹ sư nhiệt lạnh thường sẽ làm các công việc cài đặt và sửa chữa hệ thống sưởi ấm và làm mát, cụ thể là quản lý, thiết kế, lắp đặt hệ thống sưởi, thông gió, điều hoà không khí,..
Kỹ sư nhiệt lạnh sẽ làm việc trong một nhóm bao gồm nhiều kỹ sư có vai trò liên quan khác nhau. Một số kỹ sư nhiệt lạnh chỉ chuyên về một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như hệ thống sưởi ấm bức xạ hoặc các tấm pin mặt trời…
Ở lĩnh vực trên, kỹ sư nhiệt lạnh sẽ có công việc cụ thể là thiết kế hệ thống nhiệt lạnh theo các yêu cầu được đề cập trong đề xuất, thực hiện đúng trình tự từ thiết kế đến chế tạo và thử nghiệm để tìm ra hệ thống phù hợp, hiệu quả nhất. Áp dụng chuyên môn kỹ thuật và kiến thức để hỗ trợ thiết kế, sản xuất, thử nghiệm cũng như khắc phục sự cố trong quá trình lắp đặt hoặc vận hành hệ thống nhiệt lạnh.
Chịu trách nhiệm về đặc điểm kỹ thuật của bố cục tấm kim loại, các thành phần và phương pháp chế tạo. Chỉ đạo, giám sát thực hiện các nỗ lực nghiên cứu và phát triển, nghĩ ra các ý tưởng sáng tạo để xây dựng và thiết kế hệ thống nhiệt lạnh trong điều kiện giới hạn ngân sách. Cập nhật các xu hướng, phát minh mới nhất trong lĩnh vực nhiệt lạnh, kiểm soát, điều chỉnh thông số kỹ thuật và dữ liệu thiết bị…
Kỹ sư điện lạnh
Kỹ sư điện lạnh là người phụ trách việc thiết kế, lắp đặt, xử lý các sự cố phát sinh và bảo trì, bảo dưỡng đối với các hệ thống làm lạnh trong các công trình, công ty, nhà riêng… Công việc của một kỹ sư điện lạnh đòi hỏi kỹ sư cần có chuyên môn tốt và thường xuyên học hỏi để nâng cao tay nghề cũng như đáp ứng được nhu cầu công việc.
Công việc cụ thể của một kỹ sư điện lạnh như sau:
– Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện lạnh: Lập bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công và làm việc với chủ đầu tư để chốt phương án thi công, lập kế hoạch thi công về thời gian, nhân lực, lên hệ nhà cung cấp vật tư…, Triển khai, giám sát và trực tiếp thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh theo thiết kế đã được duyệt, phổ biến các yêu cầu kỹ thuật, chi tiết lắp đặt để nhân viên thi công được biết. Chịu trách nhiệm về tiến độ thi công công trình. Lập hồ sơ nghiệm thu, bàn giao công trình và thanh quyết toán với chủ đầu tư.
– Xử lý sự cố công trình đã thi công: Tiếp nhận thông tin sự cố từ các công trình đã thi công, trực tiếp hoặc cử nhân viên đi khảo sát thực tế sự cố, lên phương án giải quyết sự cố và thống nhất phương án xử lý với chủ công trình, triển khai và giám sát việc xử lý sự cố và đảm bảo không có lỗi do bên thi công gây ra.
– Bảo trì, bảo dưỡng cho các công trình đã thi công: Liên hệ với chủ công trình để thống nhất thời gian bảo trì, bảo dưỡng. Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các công tác bảo trì, bảo dưỡng cho các công trình.
– Các công việc khác như: Chủ động tìm kiếm các dự án thi công điện lạnh cho công ty, lên phương án lập hồ sơ dự thầu với những công trình cần phải đấu thầu, thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.
Xem thêm: Kỹ thuật Nhiệt: Top 5 ngành tỷ lệ ra trường có việc làm cao nhất khối ngành kỹ thuật
Trên đây là một số thông tin hữu ích về công việc cụ thể của các kỹ sư nhiệt điện lạnh sau khi ra trường cũng như tiềm năng phát triển ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh. Hy vọng, các bậc phụ huynh cùng các bạn trẻ sẽ có những góc nhìn chi tiết hơn về ngành học này qua những thông tin hữu ích trên.