Cơ khí chế tạo máy là ngành tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển bởi công nghệ chế tạo máy là ngành cung ứng máy móc, các chi tiết sản xuất, thiết bị cho tất cả lĩnh vực trong đời sống. Vậy trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, triển vọng ngành cơ khí chế tạo máy cũng như ngành công nghiệp chế tạo sẽ ra sao? Cùng đại học Công Nghệ Đông Á phân tích kỹ hơn qua bài viết này nhé.
Thiếu nhân lực trầm trọng ngành cơ khí chế tạo từ kỹ sư tới công nhân kỹ thuật
Theo trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và nhu cầu từ thị trường lao động hiện nay, ngành cơ khí chế tạo máy là một trong bốn ngành kinh tế chủ lực cần nhiều lao động với khoảng hơn 8000 người/năm. Cũng theo tổng hợp từ các trang tuyển dụng lớn như Vietnamwork, jobgo,… cơ khí chế tạo máy là một trong 10 nhóm ngành được các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong những năm gần đây.
Cơ khí chế tạo là ngành kỹ thuật có lịch sử lâu đời, là nền tảng nòng cốt cho các hoạt động kinh tế xã hội. Trải qua nhiều năm phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế, mỗi giai đoạn, chiến lược đào tạo cho nhóm ngành kỹ thuật này lại có nhiều chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn chính phủ tập trung cho nền kinh tế theo cachs mạng công nghệ 4.0, mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật cơ khí chế tạo là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động tay nghề cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại….
Chính vì thế mà sau khi tốt nghiệp, các tân kỹ sư ngành cơ khí chế tạo máy sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định tại các nhà máy, công ty cơ khí, các tập đoàn, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao, cơ sở giáo dục, đào tạo… trong và ngoài nước. Ngành cơ khí chế tạo là ngành chủ lực tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp…
Đào tạo nguồn nhân lực ngành cơ khí chế tạo máy chất lượng cao
Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng và là điều kiện tiên quyết nhằm phát triển bền vững nhất cho bất kỳ một ngành công nghiệp nào, ngành cơ khí chế tạo máy cũng vậy. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ thể hiện trình độ kỹ thuật chế tạo máy móc, phát triển của cả một đất nước.
Vì thế nên việc đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ngành cơ khí chế tạo máy từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng cũng trở nên được đầu tư và quan tâm hơn. Việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hướng đi lâu dài, bền vững và hiệu quả cho sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy.
Để nguồn nhân lực ngành cơ khí chế tạo máy luôn có sự ổn định và lượng nhất, ngành cơ khí chế tạo cần nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành, cập nhật, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá như hiện nay. Chiến lược đào tạo nhân lực nên gắn liền lý thuyết với thực hành, đặc biệt là thực hành cho sinh viên, học viên, tránh những lý thuyết khó áp dụng vào thực tế.
Mặt khác, các nước có nền công nghiệp chế tạo phát triển sẽ có nhiều cơ hội cho nhân lực của nước ta học tập và phát triển hơn. Có thể cử cán bộ, công nhân giỏi đi học tập, đào tạo ở nước ngoài theo các dự án nhằm xây dựng lực lượng lao động chất lượng, có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, góp phần mang lại năng suất làm việc hiệu quả. Từ đó sàng lọc được nhân tài cùng nhau phát triển ngành cơ khí chế tạo máy vô cùng tiềm năng này.
Tập trung vào các phân khúc cơ khí quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển
Các doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn khó khăn khi càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam khiến cho thị trường ngành cơ khí chế tạo máy vốn đã cạnh tranh nay càng khắc nghiệt hơn.
Do đó, các doanh nghiệp cơ khí chế tạo muốn phát triển bền vững trong ngành này, buộc phải đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tự động hoá, tối đa quy trình sản xuất, nâng cao khả năng chế tạo, tối ưu năng suất và giảm thiểu chi phí.
Ngành cơ khí chế tạo máy nói chung và các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nói riêng đã và đang dần chú trọng hơn vào đầu tư chế tạo máy móc thiết bị, mang lại khả năng cạnh tranh cao, dung lượng thị trường lớn, cũng như tận dụng lợi thế nguồn lực nước nhà để tạo ra những lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Khác với xu hướng lĩnh vực cơ khí chế tạo máy trước đây, trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường chính là những yếu tố quan trọng để tăng tính cạnh tranh cho ngành cơ khí chế tạo máy của nước ta.
Xem thêm: Có nên học cơ khí chế tạo máy? Chế tạo máy học trường nào?
Xu hướng và triển vọng ngành cơ khí chế tạo máy vẫn luôn là top ngành có cơ hội phát triển và tiềm năng lớn nếu nước ta tập trung đúng phân khúc, ứng dụng các công nghệ tiến tiến vào quá trình đào tạo, hay trong quá trình làm việc của các kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Hy vọng, qua bài viết này, các kỹ sư cơ khí chế tạo máy tương lai trường đại học Công Nghệ Đông Á nói riêng cũng như các cơ sở đào tạo khác nói chung sẽ nắm được những yếu tố cơ bản để tự trau dồi và phát triển kỹ năng, chuyên môn nhằm đáp ứng công việc một cách hiệu quả và tối ưu nhất ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.
Pingback: Top 3 điều cần biết về ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy