[:vi]TalkShow – Trí tuệ nhân tạo Đại học Công nghệ Đông Á[:]

Chương trình Talkshow đầy cởi mở, thân thiện giữa sinh viên trường Đại học Công nghệ Đông Á với diễn giả Trần Thanh Long đã diễn ra vào tối qua 16h ngày 27/12/2016. Tại tầng 4, Toà nhà Polyco, đường CN1, khu Công nghiệp Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Các em sinh viên đã rất hào hứng, bởi sự gần gũi của diễn giả. Với phong thái giản dị, nhưng vẫn cuốn hút diễn giả Trần Thanh Long đã mang đến những kiến thức  mới mẻ và thú vị về “Trí tuệ nhân tạo” (TTNT).

Diễn giả như một người truyền cảm hứng, nguồn năng lượng xúc tác sinh viên tìm hiểu về nguồn gốc của TTNT. Nói về “Trí tuệ nhân tạo” được viết tắt là A-I tên tiếng Anh là Artificial Intelligence vốn được dùng rộng rãi trong cộng đồng CNTT. Để dễ hiểu hơn thì ta có thể hiểu là “thông minh nhân tạo”, tức là sự thông minh của máy móc do con người tạo ra, đặc biệt tạo ra cho máy tính, robot, hay các máy móc có các thành phần tính toán điện tử.

Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực của khoa học và công nghệ nhằm làm cho máy có những khả năng của trí tuệ và trí thông minh của con người, tiêu biểu như biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ và tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

Anh đã giới thiệu về nguồn gốc của TTNT xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước khi con người sáng tạo ra máy tính điện tử. Ông Alan Turing một nhà toán học lỗi lạc người Anh, người được xem là cha đẻ của Tin học ông đưa ra cách hình thức hóa các khái niệm thuật toán và tính toán trên máy Turing−một mô hình máy tính trừu tượng mô tả bản chất việc xử lý các ký hiệu hình thức ,có một đóng góp quan trọng và thú vị cho TTNT vào năm 1950, gọi là phép thử Turing.

Đây là 7 chìa khoá quan trọng chính của A-I  diễn giả đưa ra:

  1. Automatic computer ( máy tính tự động )
  2. Language understanding ( hiểu biết ngôn ngữ )
  3. Usage of neuron nets ( sử dụng của lưới tế bào thần kinh )
  4. Computational efficiency ( tính toán hiệu quả )
  5. Self – improvement ( sự cải thiện )
  6. Abstractions ( trừu tượng )
  7. Creativity ( sáng tạo )

 

Trong suốt cuộc Talkshow bầu không khí trở nên sôi nổi, hào hứng hơn qua những ví dụ thực tiễn rất hài hước của diễn giả. Một trong số đó là 3 bức hình của một người đàn ông già, anh đưa ra câu hỏi trong 3 hình ai là “giáo sư” ai là “kẻ lang thang”…sinh viên nhìn hình ảnh và phân tích dữ liệu có trên hình ảnh đưa ra câu trả lời trong thời gian ngắn nhất. Và những điều này mạng thần kinh nhân tạo cũng có thể thay thế con người làm được.

Diễn giả cũng chia sẻ thêm câu nói của ông hoàng vật lý “Stephen Hawking” về sự nguy hiểm của TTNT đến con người: “…sự gia tăng của sức mạnh trí tuệ nhân tạo A-I sẽ không chỉ là điều tốt nhất mà còn là thứ tệ nhất xảy ra với loài người. Và chúng ta vẫn chưa biết được đó là điều gì…”

Gần về cuối buổi Talkshow, diễn giả nói về những nghiên cứu của mình với sự cải cách để trí tuệ nhân tạo tốt hơn, với nhiều mảng mô hình thành phố thông minh, áp dụng trong xã hội loài người ở mọi lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế…là những lợi ích của TTNT đối với con người.

Sẽ còn rất nhiều những buổi Talkshow đầy hứa hẹn về mọi lĩnh vực, chuyên ngành học hay đơn giản là những buổi kĩ năng mềm, kỹ năng xin việc,…mọi vấn đề trong cuộc sống rất bổ ích dành cho sinh viên tại Đại học Công nghệ Đông Á.

Cùng chờ đợi, và tham gia những Talkshow tiếp theo nhé !

Một số hình ảnh sinh viên cũng như khách mời của Talkshow:

2-1

3-1

4-1

5-1

1-1

H.Y

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *