Khối ngành Công nghệ – kỹ thuật luôn là khối ngành khá khó tiếp cận và theo học, tuy nhiên trong một vài năm gần đây, khối ngành này cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và có mong muốn theo học cũng như theo đuổi nghề nghiệp sau này. Ngành công nghệ chế tạo máy cũng vậy. Nội dung bài viết dưới đây, đại học Công Nghệ Đông Á sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học cũng như khả năng thích ứng với môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là “ Ngành Công nghệ chế tạo máy ra trường có dễ xin việc không?” Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Tổng quan ngành công nghệ chế tạo máy
Công nghệ chế tạo máy là ngành học chuyên về nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy, phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp, từ dây chuyền sản xuất, chế biến đến phương tiện đi lại… Đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế, kỹ thuật theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay, tầm quan trọng của máy móc, các thiết bị kỹ thuật, tự động hoá trong đời sống và các lĩnh vực sản xuất lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Công nghệ chế tạo máy thực sự sẽ rất thú vị với các bạn có niềm đam mê chế tạo, khi theo học ngành công nghệ này, các bạn sẽ được học các kỹ năng trong thiết kế chế tạo máy, các chi tiết máy, các sản phẩm, thiết bị phục vụ cho nền kinh tế, hệ thống sản xuất. Hơn thế nữa, bạn còn được đào tạo các kỹ năng về tổ chức thực hiện các quá trình gia công, quá trình sản xuất chi tiết máy cho đến các máy móc, thiết bị cho đến khi tạo ra các thành phẩm.
Mặt khác, khi theo học ngành chế tạo máy, bạn còn được học các kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều hành hệ thống sản xuất cơ khí, có được các kỹ năng trong việc vận hành máy móc thiết bị, thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa chúng…
Các kỹ năng khác như thu thập và xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, từ đó đưa ra các giới hạn về mục tiêu thiết kế, các điều kiện ràng buộc để chế tạo ra được một loại máy móc, thiết bị phù hợp nhất…
Công nghệ chế tạo máy ra trường có dễ xin việc không?
Công nghệ chế tạo máy ra trường có dễ xin việc không? Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ thắc mắc và băn khoăn khi có ý định lựa chọn ngành học này. Theo số liệu phân tích và báo cáo của trường đại học Công Nghệ Đông Á thì sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy sau khi ra trường có khoảng 96% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành trong một năm sau khi ra trường. Con số khá cao theo mặt bằng chung với các cơ sở đào tạo khác cũng vậy. Công nghệ chế tạo máy là ngành học tạo cho các bạn rất nhiều cơ hội việc làm nếu như các bạn có sự đam mê, nỗ lực học tập, cơ hội việc làm với thu nhập tốt sẽ rất đơn giản.
Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay
Ngành công nghệ chế tạo máy được đánh giá rất cao và được săn đón rất nhiều ở hiện tại và tương lai bởi, công nghệ chế tạo máy là nền tảng cho sự phát triển công nghệ – kỹ thuật của một quốc gia. Nên các bạn trẻ chỉ cần có chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết là có thể tìm kiếm được công việc tốt ngay từ khi mới ra trường.
Mặt khác, nước ta hiện đang là một quốc gia đang tập trung đầu tư mạnh về chế tạo. Các cơ sở, khu công nghiệp, nhà máy chế tạo được xây dựng ngày càng nhiều. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư chế tạo máy cũng gia tăng mạnh mẽ. Có thể thấy được rất nhiều tin tuyển dụng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như các trang web lớn… Nhu cầu tuyển dụng cao sẽ là cơ hội tốt cho các bạn trẻ mới ra trường có nhiều lựa chọn cũng như cơ hội cọ xát.
Công việc cụ thể của các kỹ sư chế tạo máy sau khi ra trường
Kỹ sư chế tạo máy sau khi ra trường sẽ làm việc tại các công ty, viện nghiên cứu chế tạo khác nhau sẽ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung một số công việc chính sẽ là:
Thực hiện phát triển sản phẩm trong toàn bộ vòng đời thiết kế, phát triển, thử nghiệm nguyên mẫu đến sản xuất và thực hành, bảo trì.
Thiết kế, sản xuất và lắp đặt các thành phần đáp ứng yêu cầu, thông số kỹ thuật.
Thiết kế, sản xuất và lắp đặt các thành phần đáp ứng yêu cầu, thông số kỹ thuật, thiết kế phác thảo yêu cầu, tiến hành các thí nghiệm một cách có phương pháp, phân tích dữ liệu và giải thích kết quả. Kiểm tra và đánh giá các thiết kế lý thuyết.
Xác định, xây dựng và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề trong thiết kế, chế tạo máy. Xác định nguyên vật liệu phù hợp, tạo mô hình máy móc và thiết bị, tiến hành thử nghiệm. Đánh giá hiệu suất tổng thể, độ tin cậy và an toàn của sản phẩm cuối cùng. Thay đổi và sửa đổi thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và loại bỏ lỗi, trục trặc.
Ước tính ngân sách và phạm vi dự án chế tạo máy, chuẩn bị báo cáo và tài liệu đầy đủ về sản phẩm. Học hỏi, phát triển các lý thuyết hoặc phương pháp mới trong chế tạo máy.
Xẹm thêm: Top 3 điều cần biết về ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy
Trên đây là một số thông tin hữu ích về cơ hội việc làm cũng như khả năng xin việc của các tân kỹ sư chế tạo máy tương lai. Hy vọng với những điều này, các bạn trẻ vẫn còn đang băn khoăn về ngành học này cũng như cơ hội việc làm của ngành sẽ có thêm nhiều căn cứ để lựa chọn ngành công nghệ chế tạo máy để theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn may mắn và thành công!