Ngành Điện – điện tử được biết đến là một trong những ngành truyền thống nhưng vẫn có sức hút đối với rất nhiều sinh viên, có thể ví như “một ngành truyền thống không bao giờ cũ” bởi sự cần thiết của nó trong nhu cầu đời sống con người.
Với sự vận hành phát triển cuộc sống hiện đại, điện tử là một trong những thiết bị phổ biến ở khắp các hộ gia đình, từ những thiết bị loa đài, máy tính, lò nướng, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà,…. các thiết bị giải trí tại khu vui chơi, máy móc vận hành ở nhà máy sản xuất, xí nghiệp nếu cần thiết kế, thi công hay bảo trì vận hành thì không thể thiếu những kỹ sư, công nhân ngành điện – điện tử.
Ngành Kỹ thuật điện – điện tử hiện được đào tạo ở nhiều trường đại học kỹ thuật và công nghệ, trong đó có trường ĐH Công nghệ Đông Á. Tại trường ĐH Công nghệ Đông Á, sinh viên ngành CNKT điện – điện tử không chỉ được trang bị kiến thức thực tiễn bắt buộc mà còn được thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại của trường; được trực tiếp thực hành tại các nhà máy, khu chế xuất, trong cụm khu công nghiệp như nhà máy bia Sài Gòn – Hà Nội, đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, xưởng cơ khí chế tạo của POLYCO, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia CLB, hội thảo chuyên đề, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.
Hướng đến mục đích đào tạo thực hành ứng dụng cao, tại phòng thí nghiệm Điện – điện tử, ngay từ đầu sinh viên sẽ được bắt tay áp dụng lý thuyết, bài giảng vào thực hành bằng cách lắp ráp trực tiếp các mô hình robot. Trong quá trình thực hành, đã có hai mô hình robot hữu ích được ra đời tại phòng thí nghiệm Điện – điện tử ĐH Công nghệ Đông Á với 2 tên gọi Balancing Robot và Raspberry Pi.Robot. Hai “cậu bé” này được sinh viên ưu ái gọi là “bé hạt tiêu” mà lại có “võ”, tên gọi tuy “khô khan” theo đúng chất robot nhưng chứa đựng rất nhiều “chức năng” hữu ích nếu được phát triển hoàn chỉnh trong tương lai.
Nếu như “Balancing Robot” có thể tự cân bằng di chuyển bằng hai chân, thì “Raspberry Pi.Robot”, lại có thể di chuyển và nhận diện màu sắc, vật thể, hình dáng khuôn mặt (nó được gọi là thị giác máy tính).
Theo nhận định của thầy Trần Văn Thuận là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm điện – điện tử cho biết, với trang thiết bị hiện tại đang có của trường như:
– Máy hiện sóng Oscilloscope, linh kiện chuẩn (điện trở, ống dây, tụ, nguồn điện chuẩn…), các loại đồng hồ vạn năng, bộ thí nghiệm trường điện từ…
– Các thiết bị khảo sát tín hiệu điện: – Mô phỏng thiết kế điện tử: Hệ thống máy tính được cài đặt các phần mềm thiết kế/mô phỏng mạch điện tử chuyên nghiệp như Altium, Proteus, Tina, CircuitMaker, AutoCAD…
– IC cho các loại mạch số và tương tự. Các dòng chip vi điều khiển PIC, ARM, AVR, 8051 được trang bị cho thực hành và thiết kế nhúng.
– Các modules Arduino & Raspberry Pi sử dụng cho thực hành lập trình Vi điều khiển và các dự án IoT khác.
– Máy in 3D cho thiết kế mẫu nhanh trên vật liệu nhựa PLA&ABS: sử dụng cho thiết kế mẫu, chi tiết robot…
– Một số bộ thí nghiệm điều khiển số, kỹ thuật đo lường, kỹ thuật vi xử lý, điện tử ứng dụng,…
Những trang thiết bị này, hỗ trợ rất lớn giúp sinh viên EAUT cùng nhau trao đổi, học tập và nghiên cứu để phát triển hai mô hình Balancing Robot và Raspberry Pi Robot. Nếu nâng cấp và phát triển thêm Balancing Robot sẽ có thể vừa chở đồ (nặng hoặc nhẹ) vừa tự cân bằng. Riêng Raspberry Pi Robot với cấu hình đặc thù, đa dạng, nhận diện màu sắc, vật thể, hình dáng khuôn mặt. Khi áp dụng vào đời sống thực tế Raspberry Pi Robot có thể thay thế con người bằng cách nhận diện người ra vào nhà tự động bật tắt đèn, có thể ngắm được chính xác mục tiêu qua màu sắc ( áp dụng được trong quân sự ), camera an ninh, giám sát nhận dạng con người ra vào một toà nhà, phân biệt, xử lý, nhận dạng giọng nói… và còn rất nhiều khả năng khác đang chờ sinh viên EAUT khám phá và khai thác.
Dưới đây là video thực tế mô hình Balancing Robot tự cân bằng được lắp ráp tại phòng thí nghiệm ĐH Công nghệ Đông Á: