5 bí quyết giúp tân sinh viên vượt qua áp lực khi học đại học

Hầu như, các bạn tân sinh viên ai cũng sẽ trải qua giai đoạn áp lực, stress và chán nản khi bắt đầu bước vào môi trường đại học. Vậy làm thế nào để vượt qua những áp lực này? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết “ 5 bí quyết giúp tân sinh viên vượt qua áp lực khi học đại học” dưới đây. 

bí quyết giúp tân sinh viên vượt qua áp lực khi học đại học
Bí quyết giúp tân sinh viên vượt qua áp lực khi học đại học

Những áp lực mà sinh viên phải đối mặt khi học đại học 

 

Áp lực trước môi trường hoàn toàn mới

Học đại học là những giờ học rất ngắn, giáo trên giảng trên lớp nhưng không có nhiều sự tương tác giữa thầy và trò. Sự kiểm soát, kèm cặp như cấp 3 gần như là không có. Sinh viên hầu như phải hoàn toàn tự lập và tự tiếp thu, đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ. Chẳng thể sai khi chúng ta luôn được nghe câu nói: “Đại học là tự học”  bởi học không còn đơn giản là lên lớp nghe giảng, về nhà làm bài nữa mà khả năng tìm tòi, học hỏi, tự lực cánh sinh sẽ là những yêu cầu bắt buộc khi bước lên đại học. 

Học đại học là những giờ học rất ngắn, giáo trên giảng trên lớp nhưng không có nhiều sự tương tác giữa thầy và trò.
Học đại học là những giờ học rất ngắn, giáo trên giảng trên lớp nhưng không có nhiều sự tương tác giữa thầy và trò

 

Với một môi trường năng động, cởi mở như môi trường đại học, rất nhiều các hoạt động ngoại khoá, các sự kiện lớn nhỏ cũng các bạn tân sinh viên có một khả năng hòa nhập và thích ứng nhanh. Nếu bạn không thích ứng kịp vào các công việc đó bạn sẽ bị cô lập trong chính những môi trường năng động ấy. 

Áp lực trước khối kiến thức khổng lồ và sự quá tải bởi các bài kiểm tra và thảo luận

Quả thực, khối kiến thức của mỗi môn trên đại học là lượng kiến thức khổng lồ của mỗi môn học, mà các bạn sinh viên cần tiếp thu, xử lý trong khoảng thời gian ngắn, chỉ vài tuần học cho tới và tháng chứ không kéo dài cả năm như những năm học THPT. Một cuốn giáo trình dày cộp sẽ được các bạn học hết trong thời gian rất ngắn. 

Đặc biệt, ngay từ khi bắt đầu mỗi môn học, việc đầu tiên mà giảng viên làm là chia lớp học của bạn thành các nhóm để chuẩn bị cho các bài thuyết trình, thảo luận. Trong 1-2 tháng ngắn ngủi, sinh viên sẽ học hết quyển giáo trình, thuyết trình, thảo luận, làm powerpoint, phản biện và còn cả kiểm tra giữa kỳ, rồi lại chuẩn bị cho bài thi cuối kỳ ngay sau đó. Một kỳ học, các bạn không chỉ có 1 môn học như vậy mà gần như là khoảng chục môn học hoặc hơn chục môn học như thế. Việc thức đêm thức hôm, dành cả thời gian cho việc chạy deadline sẽ không quá xa lạ khi bạn bước vào môi trường đại học, đặc biệt là trước các kỳ thi cử. 

Học Đại học các bạn sinh viên phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ
Học Đại học các bạn sinh viên phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ

 

Bạn có thể cảm thấy cực kỳ stress và áp lực kinh khủng với việc học quá nhiều mà chủ yếu là tự học, tự tìm tòi như vậy, việc này đôi khi còn khiến bạn có sự hoang mang rất lớn về chương trình học đại học và không biết mình có đi đúng hướng hay không. 

Áp lực trước sự mất cân bằng về thời gian và cuộc sống 

Cuộc sống đại học không chỉ có mỗi việc học, mà đó là sự tổng hoà của rất nhiều thứ mà bạn cần phải cân bằng như học tập, hoạt động ngoại khoá, làm thêm và cả những mối quan hệ khác. Việc cân bằng cuộc sống ở đại học trở nên khó khăn hơn khi các bạn sinh viên vừa phải giữ được kết quả học tập tốt, vừa tham gia các hoạt động ngoại khoá để trở thành một sinh viên năng động và còn có thể kiếm được một công việc làm thêm để chi trả sinh hoạt phí hàng ngày – đỡ đần bố mẹ. 

 

Ngần ấy thứ cần bạn phải biết sắp xếp, duy trì, học tập và nỗ lực hết sức mình, đôi khi chính những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực và muốn buông bỏ. Nếu như không sớm tìm ra cách giải quyết những vấn đề của mình, không những hiệu quả học tập bị giảm sút mà các bạn sinh viên còn có thể bị kiệt sức bất cứ lúc nào. 

Áp lực trước sự mất cân bằng về thời gian và cuộc sống 
Áp lực trước sự mất cân bằng về thời gian và cuộc sống

 

Áp lực tài chính

Khi bước chân tới giảng đường đại học, đa phần các bạn sẽ được gia đình chu cấp sinh hoạt phí hàng tháng, tuy nhiên khi bước sang các năm học thứ 3, thứ 4, số tiền chu cấp hàng tháng từ bố mẹ nhiều khi không đủ chi trả cho tất cả các khoản từ học phí tới tiền ăn ở và các sinh hoạt khác. Chưa kể, khi lên đại học, môi trường sống thay đổi, các bạn sinh viên sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho đồ  dùng học tập,… số tiền chu cấp sẽ không thể đủ cho tất cả nhu cầu của các bạn. Lúc này, nỗi lo về tài chính sẽ trở thành áp lực mà các bạn sinh viên cần phải đối mặt và vượt qua. 

Áp lực từ phía bạn bè đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa là một trong những áp lực phổ biến nhất ở cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi các bạn còn là học sinh cấp 3, đã nhen nhóm có áp lực về mặt điểm số và thành tích, nhưng những áp lực này còn nhân lên nhiều lần khi bạn bước vào môi trường đại học. 

Tại môi trường đại học, bạn sẽ được tiếp cận với môi trường tập hợp tất cả các bạn trẻ tài năng trên khắp mọi miền của tổ quốc. Các bạn sẽ bắt gặp từ lớp, trường và trên khắp các mặt báo về những sinh viên có thành tích học tập khủng, có quá trình hoạt động ngoại khóa xuất sắc, những dự án khởi nghiệp hay những sinh viên đã bắt đầu đi thực tập trong các tập đoàn lớn từ ngay những năm đầu đại học. 

Khi nhìn lại chính mình, chỉ là một tân sinh viên khá nhỏ bé giữa tập thể rộng lớn toàn những bạn tài giỏi, thông minh ấy, bạn sẽ không khỏi chạnh lòng và càng trở nên áp lực bởi chính áp lực từ cuộc đua với các bạn đồng trang lứa ấy. Bởi chính các bạn cũng sẽ tự hiểu rằng, nếu như các bạn không tụ cố gắng, không có gì trong tay trước khi ra trường, các bạn sẽ rất khó tiếp tục và sẽ bị chính những vấp ngã đầu đời sau khi ra trường đào thải ngay lập tức. Những áp lực vô hình ấy sẽ ngày càng đè nặng lên vai các thế hệ sinh viên đại học. Vậy các bạn sinh viên cần phải làm gì khi đứng trước những áp lực to lớn ấy? 

Bí quyết giúp sinh viên đối mặt, vượt qua áp lực khi học đại học 

Nếu bạn đang gặp những vấn đề bên trên, hãy cùng EAUT khám phá những bí quyết giúp bạn cân bằng cuộc sống tân sinh viên hiệu quả nhất.

 

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý 

Để tránh việc mất cân bằng giữa các công việc học tập, hoạt động ngoại khoá, làm thêm… Các bạn sinh viên nên có kế hoạch cho từng công việc bằng cách lập bảng biểu công việc, sắp xếp sao cho hợp lý. 

– Bạn nên ghi chép lại deadline những công việc cần làm như luận văn, thuyết trình, thảo luận, công việc dự án,… 

– Phân chia công việc theo tháng, theo tuần, theo ngày một cách rõ ràng và chi tiết nhất để luôn nắm được những đầu việc cụ thể mình cần làm. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch hoàn thành từ sớm các công việc để tránh tình trạng nước tới chân mới nhảy như đa số các bạn sinh viên hiện nay. Tiếp theo bạn nên chia nhỏ các mục tiêu để có kế hoạch chi tiết hơn cho các mục tiêu đó. 

ma tran quan ly thoi gian

Chọn lọc công việc theo thứ tự ưu tiên, tránh ôm đồm

Nhiều công việc từ học bài, thảo luận, kiểm tra cho tới các hoạt động ngoại khoá, các bạn sinh viên cần có thứ tự ưu tiên cho một trong số các công việc đó để đạt được thành tích tốt nhất trong một thời điểm nhất định. Các bạn không nên ôm đồm tất cả mọi việc bởi có thể sự quá tải sẽ khiến cho bạn không cáng đáng được hết các công việc cùng một lúc dẫn tới xôi hỏng bỏng không.

Các bạn nên tập trung đầu tư hơn vào việc học và nghiên cứu ở trường, bớt dần việc tham gia vào các dự án xã hội không cần thiết, giữ lại một – hai dự án có ý nghĩa nhất với bạn. Công việc làm thêm cũng vậy. Như thế, mọi thứ sẽ được cân bằng, không còn quá sức với các bạn nữa. Các bạn hãy biết cách lựa chọn mọi thứ một cách khôn ngoan nhất, chỉ nên tập trung vào những thứ phục vụ cho mục tiêu của chính mình thay vì ôm đồm tất cả mọi việc. 

Chọn lọc công việc theo thứ tự ưu tiên, tránh ôm đồm
Chọn lọc công việc theo thứ tự ưu tiên, tránh ôm đồm

Kết nối và tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết

Trên đại học, đừng vì những áp lực về học tập, điểm số mà quên đi việc các bạn có thể tìm kiếm được nhiều mối quan hệ bạn bè chiến hữu cực kỳ vui nơi đây. Hãy chủ động kết nối và tìm cho mình những mối quan hệ thân thiết. Đó có thể là những câu lạc bộ, những dự án, những chuyến đi tình nguyện hay là những người bạn cùng phòng. Khi đó bạn sẽ cảm thấy không còn cô đơn, áp lực và mệt mỏi nữa vì bên cạnh bạn, đã và đang có những người bạn đồng hành và chia sẻ với bạn niềm vui, nỗi buồn trong những năm tháng đại học đáng trân trọng này. 

Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn

Đặc biệt nhất, các bạn hãy dành cho mình những khoảng thời gian riêng tư chỉ để nghỉ ngơi, để thư giãn và giải trí. Hãy dành thời gian cho những sở thích cá nhân của bạn. Nếu có thể, hãy thưởng cho bản thân những phần quà ý nghĩa sau những cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mình. Đây sẽ là những góc nhỏ nuôi dưỡng tâm hồn bạn, giúp các bạn reset bản thân sau những căng thẳng hay áp lực của cuộc sống. 

Hãy tin tưởng vào bản thân mình

Thanh xuân của các bạn rất ngắn ngủi, đặc biệt là những năm tháng đại học. Đây sẽ là những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, là khoảng thời gian mà các bạn được thử sức, được vấp ngã và cả được sửa sai nữa. Vì vậy nên nếu các bạn luôn lo lắng quá về tương lai, về cuộc sống sau này hay luôn mặc cảm khi chứng kiến thành công của những người bạn đồng trang lứa sẽ là sự lãng phí vô cùng lớn. 

tin tuong ban than

Mỗi người đều có tuổi trẻ để trân trọng và để hết mình vì nó. Đừng lãng phí những tháng năm này để tạo quá nhiều áp lực cho bản thân mình. Hãy cứ chính là bạn, làm điều bạn thích và theo đuổi ước mơ của bạn chứ không phải của cha mẹ, xã hội hay của bất kỳ ai. Đừng để bất kỳ ai tạo ra áp lực cho chính bạn nữa. Hãy cố gắng vì cuộc sống mà chính bạn mong ước. Hãy trân trọng những điều nhỏ nhoi và đẹp đẽ xung quanh bạn và hơn hết là hãy cứ tin tưởng vào chính bản thân mình. Cuộc sống đại học của bạn trở nên vui vẻ, tích cực hay không là do cách nhìn nhận và suy nghĩ của chính bạn mà thôi. 

Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích trên, các bạn tân sinh viên sẽ có những thông tin hữu ích áp dụng cho cuộc sống sinh viên của mình. Những bí quyết nhỏ trên sẽ giúp các bạn vượt qua được những áp lực vô hình trên cuộc sống đại học. giúp các bạn phần nào giải tỏa được những lo lắng, băn khoăn mà các bạn đang có.

NỘP HỒ SƠ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *