GS.VS.NGƯT Đinh Văn Nhã – một đời đam mê với sự nghiệp nghiên cứu Khoa học và Giáo dục

Anh bacNhaGiáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Nhã là một cái tên sáng chói trong giới trí thức Việt Nam hiện đại. Ông sinh năm 1948 tại Quỳnh Lộc,Quỳnh Lưu, Nghệ An, mảnh đất nghèo nhưng nổi tiếng là nơi “địa linh, nhân kiệt” đã sản sinh ra biết bao anh hùng dân tộc. Có lẽ hào khí quê hương, truyền thống hiếu học đã ngấm vào máu xương của ông, là động lực để ông nỗ lực phấn đấu, tỏa sáng trong sự nghiệp, góp phần làm rạng danh mảnh đất quê hương.

Ngay từ khi còn là cậu học trò trường làng, ông đã ấp ủ niềm đam mê lớn lao với khoa học và nó trở thành lý tưởng, ngọn hải đăng soi sáng con đường cuộc đời ông. Có thể nói, cuộc đời ông là một hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức không có điểm dừng, đi từ thành công này đến thành công khác, để những công trình nghiên cứu cứ nối dài mãi. Sau khi tốt nghiệp đại học 1972 và TS năm 1975 tại Matxcova – Liên Xô, ông về nước và gắn bó với mái trường Đại học Bách khoa nổi tiếng. Là một người thầy, ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên, trí thức mới của đất nước. Ông trở thành người ươm mầm khoa học tương lai, đem hết sức mình dạy dỗ để những mầm non sớm trở thành cây xanh bóng mát. Năm 1985 ông tiếp tục được cử sang thực tập sau Tiến sĩ tại Trường Đại học Quốc gia Hà Lan – Delft UT. Năm 1992 ông được phong hàm Phó Giáo sư ngành Điều khiển tự động và năm 1995 được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2001, ông được đề cử giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Tự động Việt Nam và từ năm 2007-2014, ông giữ vai trò Phó Chủ tịch, Phó Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam. Nhiệm kỳ năm 2015-2020  ông được bàu làm Ủy viên Hội đồng Trung Ương Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Năm 2008-2011, ông trở thành Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội.Hiện  nay ông làm Viện trưởng Viện KHCN và Đào tạo OMEGA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn POLYCO, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn cho nhiều Tập đoàn, Hiệp hội và Công ty nổi tiếng khác trong và ngoài nước.Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và các thành tích lớn, năm 2012 ông được Hoa Kỳ phong hàm Giáo sư, Viện sĩ, Phó Chủ tịch Viện Deputy Governor – USA của Mỹ. Đồng thời được Viện Cambridge Vương quốc Anh phong Viện sĩ, Giáo sư, kiêm Phó Tổng Giám đốc của IBCR Academy Cambridge UK – phụ trách khu vực châu Á, Trung cận Đông.Năm 2013 ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp Quốc tế và là thành viên của Ban lãnh đạo Hiệp hội các Nhà lãnh đạo Kinh tế toàn cầu châu Á – Thái Bình Dương (APCEO). Số lượng những công trình khoa học mà ông đã thực hiện cũng khiến mọi người phải nể phục: Ông đã tham gia và đồng chủ trì trên 550 đề tài khoa học và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế. Công bố gần trăm bài báo và báo cáo khoa học tại các HNKH  trong nước và quốc tế, tham gia VIP có báo cáo khoa học ở 4 “Hội nghị Các Nhà lãnh đạo Kinh tế toàn cầu GELS”, 3 “Hội nghị thương mại hóa Công nghệ nguồn toàn cầu- GOS” và 8 Hội nghị khoa học Quốc tế khác.Ông đã chủ trì và tham gia hoàn thành xuất sắc 16 đề tài nghiên cứu các cấp (Nhà nước, Bộ, Ngành, Thành phố…). Ông đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2005; hai giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam VIFOTEC năm 2000 và 2004 và nhiều giải thưởng quốc tế khác. Ông được vinh danh: Top 100 Nhà Khoa học và Lãnh đạo xuất sắc Quốc tế (2012,2013,2014 – USA,UK), Top 100 Trí thức tiêu biểu Việt Nam 2013, Top 100 Nhà Lãnh đạo Xuất sắc đất Việt 2014, Top 100 Nhà Lãnh đạo Giỏi Đông Nam Á 2014, Giải thưởng Quốc tế WIPO của LHQ, Giải thưởng Einstein, Giải thưởng Cup Kim cương Leonard Da Vinci, Giải thưởng Lớn trọn đời, Huân chương Đại sứ Quốc tế (USA,UK), Huân chương Lao động …

Không chỉ là nhà khoa học với bảng thành tích dày kín, GS.VS Đinh Văn Nhã cùng với GS.TS Đinh Văn Thuận còn là nhà quản lý doanh nghiệp xuất sắc đã lãnh đạo Tập đoàn POLYCO – GROUP. Các sản phẩm của Tập đoàn tiêu thụ tốt và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước. Được bầu chọn 8 năm liền từ 2007 đến nay là “Sản phẩm Công nghiệp chủ lực của Thành phố Hà Nội”, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng và ngoại tệ cho Nhà nước so với nhập ngoại tương đương về chất lượng.

Mang trong mình cái tâm của một nhà khoa học, ông luôn trăn trở về nền giáo dục nước nhà, về mảnh đất quê hương còn nhiều khó khăn. Bởi thế ông đã lập ra Quỹ Giải thưởng khuyến học để tặng học bổng cho những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi của thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu để chắp cánh giấc mơ cho những học sinh nghèo. Ngoài ra, Tập đoàn POLYCO còn đóng góp hàng chục tỷ đồng để tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, các đền chùa, đình làng, di tích lịch sử của quê hương và tri ân các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng…

Khép lại những dòng chữ ngắn ngủi viết về ông, chúng tôi biết rằng thực sự không đủ để nói hết những thành công trong sự nghiệp của một nhà khoa học lớn, một con người đầy trí tuệ,  nhà quản lý xuất sắc, một người con nghĩa tình với quê hương đất nước. Chúc ông sẽ giữ mãi niềm đam mê bất tận với khoa học, sự nhiệt huyết trong công tác quản lý để tiếp tục cống hiến cho nền khoa học nước nhà.

Nguồn bài báo: Tạp chí Thi Đua khen thưởng Trung Ương, số : 183 tháng 8 năm 2015.-

Anh bacNhaGiáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Nhã là một cái tên sáng chói trong giới trí thức Việt Nam hiện đại. Ông sinh năm 1948 tại Quỳnh Lộc,Quỳnh Lưu, Nghệ An, mảnh đất nghèo nhưng nổi tiếng là nơi “địa linh, nhân kiệt” đã sản sinh ra biết bao anh hùng dân tộc. Có lẽ hào khí quê hương, truyền thống hiếu học đã ngấm vào máu xương của ông, là động lực để ông nỗ lực phấn đấu, tỏa sáng trong sự nghiệp, góp phần làm rạng danh mảnh đất quê hương.

Ngay từ khi còn là cậu học trò trường làng, ông đã ấp ủ niềm đam mê lớn lao với khoa học và nó trở thành lý tưởng, ngọn hải đăng soi sáng con đường cuộc đời ông. Có thể nói, cuộc đời ông là một hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức không có điểm dừng, đi từ thành công này đến thành công khác, để những công trình nghiên cứu cứ nối dài mãi. Sau khi tốt nghiệp đại học 1972 và TS năm 1975 tại Matxcova – Liên Xô, ông về nước và gắn bó với mái trường Đại học Bách khoa nổi tiếng. Là một người thầy, ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên, trí thức mới của đất nước. Ông trở thành người ươm mầm khoa học tương lai, đem hết sức mình dạy dỗ để những mầm non sớm trở thành cây xanh bóng mát. Năm 1985 ông tiếp tục được cử sang thực tập sau Tiến sĩ tại Trường Đại học Quốc gia Hà Lan – Delft UT. Năm 1992 ông được phong hàm Phó Giáo sư ngành Điều khiển tự động và năm 1995 được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2001, ông được đề cử giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Tự động Việt Nam và từ năm 2007-2014, ông giữ vai trò Phó Chủ tịch, Phó Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam. Nhiệm kỳ năm 2015-2020  ông được bàu làm Ủy viên Hội đồng Trung Ương Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Năm 2008-2011, ông trở thành Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội.Hiện  nay ông làm Viện trưởng Viện KHCN và Đào tạo OMEGA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn POLYCO, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn cho nhiều Tập đoàn, Hiệp hội và Công ty nổi tiếng khác trong và ngoài nước.Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và các thành tích lớn, năm 2012 ông được Hoa Kỳ phong hàm Giáo sư, Viện sĩ, Phó Chủ tịch Viện Deputy Governor – USA của Mỹ. Đồng thời được Viện Cambridge Vương quốc Anh phong Viện sĩ, Giáo sư, kiêm Phó Tổng Giám đốc của IBCR Academy Cambridge UK – phụ trách khu vực châu Á, Trung cận Đông.Năm 2013 ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp Quốc tế và là thành viên của Ban lãnh đạo Hiệp hội các Nhà lãnh đạo Kinh tế toàn cầu châu Á – Thái Bình Dương (APCEO). Số lượng những công trình khoa học mà ông đã thực hiện cũng khiến mọi người phải nể phục: Ông đã tham gia và đồng chủ trì trên 550 đề tài khoa học và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế. Công bố gần trăm bài báo và báo cáo khoa học tại các HNKH  trong nước và quốc tế, tham gia VIP có báo cáo khoa học ở 4 “Hội nghị Các Nhà lãnh đạo Kinh tế toàn cầu GELS”, 3 “Hội nghịthương mại hóa Công nghệ nguồn toàn cầu- GOS” và 8 Hội nghị khoa học Quốc tế khác.Ông đã chủ trì và tham gia hoàn thành xuất sắc 16 đề tài nghiên cứu các cấp (Nhà nước, Bộ, Ngành, Thành phố…). Ông đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2005; hai giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam VIFOTEC năm 2000 và 2004 và nhiều giải thưởng quốc tế khác. Ông được vinh danh: Top 100 Nhà Khoa học và Lãnh đạo xuất sắc Quốc tế (2012,2013,2014 – USA,UK), Top 100 Trí thức tiêu biểu Việt Nam 2013, Top 100 Nhà Lãnh đạo Xuất sắc đất Việt 2014, Top 100 Nhà Lãnh đạo Giỏi Đông Nam Á 2014, Giải thưởng Quốc tế WIPO của LHQ, Giải thưởng Einstein, Giải thưởng Cup Kim cương Leonard Da Vinci, Giải thưởng Lớn trọn đời, Huân chương Đại sứ Quốc tế (USA,UK), Huân chương Lao động …

Không chỉ là nhà khoa học với bảng thành tích dày kín, GS.VS Đinh Văn Nhã cùng với GS.TS Đinh Văn Thuận còn là nhà quản lý doanh nghiệp xuất sắc đã lãnh đạo Tập đoàn POLYCO – GROUP. Các sản phẩm của Tập đoàn tiêu thụ tốt và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước. Được bầu chọn 8 năm liền từ 2007 đến nay là “Sản phẩm Công nghiệp chủ lực của Thành phố Hà Nội”, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng và ngoại tệ cho Nhà nước so với nhập ngoại tương đương về chất lượng.

Mang trong mình cái tâm của một nhà khoa học, ông luôn trăn trở về nền giáo dục nước nhà, về mảnh đất quê hương còn nhiều khó khăn. Bởi thế ông đã lập ra Quỹ Giải thưởng khuyến học để tặng học bổng cho những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi của thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu để chắp cánh giấc mơ cho những học sinh nghèo. Ngoài ra, Tập đoàn POLYCO còn đóng góp hàng chục tỷ đồng để tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, các đền chùa, đình làng, di tích lịch sử của quê hương và tri ân các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng…

Khép lại những dòng chữ ngắn ngủi viết về ông, chúng tôi biết rằng thực sự không đủ để nói hết những thành công trong sự nghiệp của một nhà khoa học lớn, một con người đầy trí tuệ,  nhà quản lý xuất sắc, một người con nghĩa tình với quê hương đất nước. Chúc ông sẽ giữ mãi niềm đam mê bất tận với khoa học, sự nhiệt huyết trong công tác quản lý để tiếp tục cống hiến cho nền khoa học nước nhà.

Nguồn bài báo: Tạp chí Thi Đua khen thưởng Trung Ương, số : 183 tháng 8 năm 2015.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *