Tổng quan về ngành:
Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững (30%/năm). Tại hội nghị quốc gia “phát triển nguồn nhân lực CNTT” Do bộ GD-ĐT phối hợp với bộ thông tin truyền thông đưa ra dự báo Việt Nam sẽ thiếu nhân lực nghiêm trọng cho tới năm 2030 vì vậy ngành Công nghệ thông tin đang là một trong những ngành hót nhất của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên học ngành CNTT sẽ có tương lai vô cùng rộng mở.
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là lĩnh vực nghiên cứu về phần cứng, phần mềm quy trình vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin. Trong thời gian của thế giới “phẳng” như ngày nay, Công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong sự phát triển của xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành một phần tất yếu, là cầu nối giữa các thành phần của một xã hội toàn cầu.
Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, Công nghệ thông tin luôn được xem là sự lựa chọn thông minh của các học sinh phổ thông bởi tính ổn định và sự hấp dẫn của các cơ hội nghề nghiệp.
Đào tạo ngành công nghệ thông tin
Các chuyên ngành đào tạo:
– Mạng máy tính & truyền thông
– Công nghệ phần mềm
– Khoa học máy tính
– Hệ thống thông tin quản lý
Các môn học chuyên ngành: Lập trình NET, Kiến trúc máy tính, An toàn bảo mật, Quản trị mạng, Nguyên lý hệ điều hành, Hệ quản trị CSDL, Công nghệ đa phương tiện, Lập trình hướng đối tưởng, Lập trình web, Ngôn ngữ chính thức, Mạng máy tính, Lunux và công nghệ nguồn mở, Phân tích và thiết kế hệ thống, Công nghệ phần mềm…
Ngành công nghệ thông tin xét tuyển khối nào?
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
A02: Toán, Vật lý, Sinh học
D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Khối H, V
Kết quả của bài thi năng khiếu mà thí sinh đã tham gia
Chọn ngành Công nghệ Thông tin, sinh viên sẽ…
– Được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, cơ sở dữ liệu…
– Chương trình ngành CNTT đào tạo các kiến thức giúp sinh viên hướng tới đạt chuẩn Công nghệ thông tin của Nhật Bản (FE), tiêu chuẩn được công nhận tại rất nhiều nước trên toàn thế giới.
– Sinh viên CNTT hướng đến học tập và trau dồi cả Tiếng Anh và Tiếng Nhật, làm nền tảng ngôn ngữ, hướng tới cơ hội làm việc tại Nhật Bản
– Sinh viên được thực hành và tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến nhất tại các doanh nghiệp trong ngành CNTT, đồng hành nghiên cứu ra những sản phẩm mới có tính thượng mại cao.
– Điểm khác biệt tại Đại học Công nghệ Đông Á là sinh viên sẽ được trải qua 3 kỳ thực tập tại các Công ty công nghệ, tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyên môn tại các công ty này.
– Sinh viên được trang bị các kĩ năng phỏng vấn, viết CV cùng các cơ hội nghề nghiệp được giới thiệu thông qua chương trình học và hoạt động ngoại khóa.
Học Ngành công nghệ thông tin tại EAUT
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại EAUT chú trọng công tác thực hành đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo. Trường có phương án đào tạo trên giảng đường kết hợp với thực hành trong các phòng máy, doanh nghiệp, trên môi trường mạng… một cách hợp lý, để trong một thời gian ngắn có thể giúp sinh viên trang bị được các kỹ năng làm việc cần thiết, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các những lĩnh vực cụ thể của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay ví dụ như: điện toán đám mây, mạng xã hội, học máy, ứng dụng web và di động, phân tích dữ liệu lớn trên nền tảng mạng kết nối vạn vật…
Sinh viên ngành công nghệ thông tin học gì?
- Hai năm đầu, sinh viên được đào tạo khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành gắn với định hướng ứng dụng Công nghệ thông tin, sớm tiếp cận các hệ thông CPS, sớm làm việc với các mô hình công nghệ 4.0, phát triển kỹ năng lập trình phần mềm, xử lý dữ liệu số…
- Năm 3 Sinh viên được đào tạo chuyên sâu theo định hướng 4 chuyên ngành: (1) Mạng máy tính & truyền thông, (2) Công nghệ phần mềm (3) Khoa học máy tính (4) Hệ thống thông tin quản lý
- Năm 4 sinh viên sẽ đi thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp, áp dụng những kiến thức lý thuyết cùng với thực hành được đào tại trong trường vào công việc thực tiễn. Nhiều sinh viên năng động còn tham gia thực tập trong doanh nghiệp từ những năm đầu đại học.
Nhà trường đã đầu tư hệ thống máy tính đồng bộ với màn hình ASUS ips27, cấu hình chip core i5 đời mới nhất ram 8G, Card màn hình rời 2G chuyên dụng cho học đồ họa 3D…giúp sinh viên học tập trong điều kiện tốt nhất.
Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây
Nhu cầu nhân lực
– Ngành CNTT dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng ngắn hạn và dài hạn.
– Trung bình ngành CNTT thiếu hụt khoảng 78.000 lao động mỗi năm nếu mức tăng trưởng nhân sự tiếp tục ở mức 8% và sẽ thiếu hơn 500.000 lao động chiếm hơn 78% tổng số nhân lực CNTT thị trường cần đến năm 2020. Do đó sinh viên học ngành CNTT nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được việc làm.
Học Ngành công nghệ thông tin sinh viên ra trường sẽ làm gì?
Một số vị trí mà sinh viên ra trường có thể làm việc trong các vị trí sau:
– Chuyên viên thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT.
– Chuyên viên quản lý, giám sát và đầu tư các dự án công nghệ thông tin.
– Chuyên viên khai thác dữ liệu, thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng.
– Chuyên viên có kĩ năng phát triển các ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ Web.
– Chuyên viên có kĩ năng trong việc phát triển các sản phẩm 3D và tạo hình các nhân vật 3D.
– Đặc biệt sinh viên có cơ hội trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin Nhật Bản, được các Công ty CNTT tại đây tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp và làm việc tại Nhật Bản.
Học Phí
– Mỗi ngành học sẽ tương ứng với mức học phí khác nhau. Học phí của ngành Công nghệ thông tin năm học 2024 – 2025 dự kiến sẽ là 14.500.000đ/kỳ học.
– Đặc biệt, điểm chung về mức thu học phí của trường Đại học Công nghệ Đông Á là cam kết các năm học không tăng học phí và không thu phụ phí trong suốt quá trình học tập của sinh viên.
– Một năm học kéo dài 10 tháng, chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 5 tháng, nghỉ hè và tết 2 tháng
– Có thể đóng tiền học theo kỳ hoặc cả năm
– Sinh viên có thể theo dõi tình trạng việc đóng học phí trên trang sinhvien.eaut.edu.vn
Xem thêm chi tiết về bảng học phí dự kiến của 20 ngành, chuyên ngành tại đây
Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.
Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành
- Quá trình đào tạo:
• 2023: Tiến sĩ, Công nghệ Thông tin, Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội
• 2020: Cử nhân, Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
• 2008: Thạc sĩ, Khoa học máy tính, Học viện kỹ thuật quân sự
• 2004: Cử nhân, Toán-tin, Đại học Thăng Long
Quá trình công tác:
• 10/2023-Nay: Trưởng khoa CNTT trường Đại học Công nghệ Đông Á
• 2022-9/2023: Giảng viên chính, Học viện Hành chính Quốc gia
• 2021-2022: Giảng viên chính, Đại học Nội vụ Hà Nội
• 2014-2020: Giảng viên, Đại học Nội vụ Hà Nội
• 2004-2014: Giảng viên, Đại học Thăng Long
- Quá trình đào tạo:
• 2022: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học máy tính, Học viên khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
• 2012: Thạc sỹ Khoa học máy tính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
• 2006: Kỹ sư CNTT, Đại học Bách khoa Hà Nội
• 2003: Cử nhận SPKT, Đại học Sư phạm Hà Nội
Quá trình công tác:
• 2021 đến nay: Phó trưởng khoa CNTT Trường Đại học Công nghệ Đông Á
• 2008 – 2020: Giảng viên / Phó trưởng khoa / Quyền trưởng khoa / Trưởng khoa, khoa CNTT, Trường Đại học Thành Đô
• 2005 – 2008: Giảng viên khoa CNTT, Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội
- Quá trình đào tạo:
• 2022: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học máy tính, Học viên khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
• 2015: Thạc sỹ Khoa học máy tính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
• 2008: Kỹ sư CNTT, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Quá trình công tác:
• T5/2021-Nay: Phó trưởng khoa CNTT Trường ĐH Công nghệ Đông Á
• T11/2018-T04/2021: GV- GĐ trung tâm tuyển sinh/Chuyên viên phòng ĐT/ Trường Đại học Thành Đô
• T10/2015-T10/2018: GV- TP Tuyển sinh/ Trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội
• T11/2010-T9/2015: GV-TP Khảo thí/Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội
A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Được trang bị kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng các hệ thống phần mềm; hiểu các nguyên tắc quản lý dự án CNTT, đảm bảo chất lượng phần mềm; Được trang bị kiến thức về đa phương tiện và các công cụ xử lý đa phương tiện; Có kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; Có kiến thức về mạng máy tính, các phương pháp và quy trình đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng máy tính.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống máy tính và mạng máy tính cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp…, với quy mô vừa và nhỏ; Quản trị dữ liệu, quản trị mạng, quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty; Nghiên cứu, mô hình hóa các bài toán thực tế, xây dựng thuật toán, cơ sở dữ liệu, thiết kế và cài đặt các phần mềm ứng dụng; Tham gian quản lý dự án; đảm bảo chất lượng phần mềm. Xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống một cách hiệu quả; Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực CNTT; Tham gia nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin ở các bậc phù hợp; Tham gia triển khai, vận hành, khai thác các ứng dụng về dịch vụ hành chính công (chính phủ điện tử), thương mại điện tử.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Các doanh nghiệp thiết kế, gia công, phát triển phần mềm;
– Các công ty cung cấp nội dung số, sản xuất games;
– Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp;
– Các công ty kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm CNTT, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm.
– Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng… các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin.
– Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông (chỉ cần bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định).
– Các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
– Lập trình viên; Chuyên viên phân tích nghiệp vụ; Chuyên viên thiết kế phần mềm; Chuyên viên kiểm thử phần mềm; Chuyên viên hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm CNTT; Chuyên viên quản trị mạng, cơ sở dữ liệu, website.
– Nghiên cứu viên/ Giảng viên CNTT.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.