8 điểm mới trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2016

Hôm nay 22/10, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố một số điểm mới trong dự thảo quy định về kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 để lấy ý kiến dư luận.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (trái) và thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp. - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (trái) và thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp. – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

1. Thi THPT quốc gia sớm hơn nửa tháng

Theo đó, kỳ thi THPT Quốc gia vẫn tiếp tục được tổ chức trong năm 2016, dự kiến diễn ra vào các ngày 13, 14, 15/6/2016.

2. Thí sinh tự do xét tuyển

Sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia 2016, Bộ sẽ chuyển dữ liệu cho các trường, đồng thời bỏ quy định các cụm thi cấp giấy chứng nhận kết quả cho thí sinh.

Việc cấp 4 giấy chứng nhận kết quả như vừa rồi là để hạn chế thí sinh ảo, nhưng nếu bỏ động thái này nghĩa là thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào bao nhiêu trường cũng được.

Theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, vừa rồi Bộ sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu chung là để nếu thí sinh trúng tuyển vào trường này rồi thì không được xét tuyển vào trường khác, nhưng giờ Bộ sẽ cho thí sinh tự do đăng ký, các trường tự do xét tuyển.

Tuy nhiên, ông Ga cho rằng những động thái này sẽ khiến số lượng thí sinh ảo tăng rất cao, không những các trường khó tuyển mà thí sinh cũng chưa chắc đã có lợi.

“Vì thế Bộ sẽ kêu gọi các trường thảo luận, bàn bạc đề xuất giải pháp giảm ảo khi mà các trường và thí sinh sẽ được Bộ “thả” như vậy”, ông Ga nhấn mạnh.

3. Tăng quyền tự chủ cho các trường

Theo Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016 vẫn tiếp tăng quyền tự chủ cho các trường. Các trường thực hiện phương án tuyển sinh riêng tiếp tục xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.

Bộ chỉ quy định thời gian bắt đầu và thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

4. Các trường liên kết tuyển sinh

Các trường có thể quy định hình thức, điều kiện, thời gian đăng ký xét tuyển của thí sinh. Các nhóm trường (đặc biệt là nhóm khoảng 30 trường ĐH có sức hút thí sinh mạnh mẽ nhất năm 2015) có thể tự nguyện phối hợp với nhau thực hiện tuyển sinh bằng phần mềm xét tuyển và cơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký chung vào nhóm trường này để giảm ảo, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường. Thí sinh căn cứ kết quả thi của mình và quy định của trường để đăng ký xét tuyển trực tuyến qua mạng, qua bưu điện, tại trường THPT của sở GD&ĐT hoặc tại trường ĐH.

“Vừa rồi chỉ khoảng 30 trường ĐH thu hút được lượng lớn TS có điểm cao, việc rút – nộp hồ sơ của TS cũng chủ yếu diễn ra trong nhóm trường này. Giờ nếu chúng ta cho những trường này liên kết với nhau, họ có thể cùng nhau đưa ra những quy định như TS đã đăng ký vào một trong số những trường này thì không được đăng ký vào các trường còn lại của nhóm, hoặc TS đưa ra thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3… với các trường trong nhóm trường này”, ông Ga gợi ý.

Dự thảo quy định tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 sẽ tạo điều kiện cho thí sinh tự do xét tuyển. - Ảnh: internet
Dự thảo quy định tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 sẽ tạo điều kiện cho thí sinh tự do xét tuyển. – Ảnh: internet

5. Rút ngắn đợt xét tuyển và xét theo từng mức điểm

Dự kiến, Bộ sẽ quy định các đợt xét tuyển trên cơ sở các mức điểm khác nhau của thí sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp để giảm rủi ro cho thí sinh và giảm thí sinh ảo cho các trường. Đồng thời, mỗi đợt xét tuyển chỉ diễn ra từ 5 – 7 ngày.

6. Vẫn tổ chức cụm thi tỉnh và liên tỉnh

Theo đó, Bộ sẽ điều chỉnh một số quy định liên quan đến cụm thi để phù hợp với thực tiễn; tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các trường ĐH; thí sinh ở các vùng giáp ranh giữa các cụm thi được linh hoạt lựa chọn cụm thi thuận tiện; các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ xem xét để đặt các điểm thi tạo thuận lợi cho thí sinh.

7. Đề thi phân hóa sâu hơn

Bộ cho hay, đề thi THPT Quốc gia 2016 tiếp tục theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa sâu và tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi.

8. Điều chỉnh chế độ ưu tiên

Đây cũng là một trong những quy định gây nhiều phiền toái cho thí sinh lẫn các trường trong mùa tuyển sinh vừa rồi, tạo ra một số thiên lệch giữa thí sinh thuộc các địa phương, đối tượng khác nhau. Do vậy, năm nay, phía Bộ GD&ĐT cũng sẽ điều chỉnh chế độ ưu tiên cho phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn.

Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, Bộ sẽ xác định các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập làm cơ sở hoàn thiện phương thức tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Sau đó, Bộ sẽ rà soát để điều chỉnh, bổ sung và ban hành kịp thời quy chế và các văn bản chỉ đạo về thi và tuyển sinh, công tác tài chính.

“Tôi đặc biệt quan tâm tới chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia. Nếu vẫn tổ chức theo cách thức và công nghệ như năm 2015 như Bộ GD&ĐT tuyên bố thì tôi thấy không thể tin rằng kỳ thi sẽ có chất lượng tốt.

Theo tôi, với một kỳ thi quy mô lớn (tới 1 triệu thí sinh) mà vẫn sử dụng đề thi tự luận thì sẽ khó đưa ra kết quả chính xác. Bộ nên tham khảo cách thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, dù đó chưa phải là một kỳ thi hoàn toàn chất lượng, nhưng việc họ dùng hoàn toàn phương pháp trắc nghiệm cho thấy sự tiến bộ trong việc ứng dụng khoa học đo lường tiên tiến của họ khi tổ chức kỳ thi.

Ở các nước, với những kỳ thi quy mô lớn, bao giờ họ cũng dùng chủ yếu đề trắc nghiệm, tự luận nếu có chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Xét về mặt lý thuyết (nghĩa là giả định mọi kỳ thi đều thực hiện nghiêm túc khâu coi thi), chất lượng của kỳ thi phụ thuộc vào đề thi và chất lượng chấm thi.

Để có được một đề thi tốt, chúng ta có thể chuẩn bị và tích lũy hàng năm trời. Nhưng làm thế nào để khâu chấm thi đảm bảo chất lượng lại là một thách thức khi mà chúng ta vẫn phải dùng người để chấm một cách thủ công như cách bắt buộc phải làm khi ra đề thi tự luận, đặc biệt là với một kỳ thi có hàng triệu bài thi như kỳ thi THPT quốc gia. Chất lượng chấm chỉ có thể đảm bảo đồng đều nếu chúng ta thực hiện phương pháp thi trắc nghiệm. Như vậy, chất lượng kỳ thi chỉ còn phụ thuộc vào yếu tố chất lượng đề, điều mà chúng ta có thể chủ động tạo ra nếu có được sự chuẩn bị tốt.”

(GS. TS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT)

theo HCMUT

 –

Hôm nay 22/10, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố một số điểm mới trong dự thảo quy định về kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 để lấy ý kiến dư luận.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (trái) và thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp. - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (trái) và thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp. – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

1. Thi THPT quốc gia sớm hơn nửa tháng

Theo đó, kỳ thi THPT Quốc gia vẫn tiếp tục được tổ chức trong năm 2016, dự kiến diễn ra vào các ngày 13, 14, 15/6/2016.

2. Thí sinh tự do xét tuyển

Sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia 2016, Bộ sẽ chuyển dữ liệu cho các trường, đồng thời bỏ quy định các cụm thi cấp giấy chứng nhận kết quả cho thí sinh.

Việc cấp 4 giấy chứng nhận kết quả như vừa rồi là để hạn chế thí sinh ảo, nhưng nếu bỏ động thái này nghĩa là thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào bao nhiêu trường cũng được.

Theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, vừa rồi Bộ sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu chung là để nếu thí sinh trúng tuyển vào trường này rồi thì không được xét tuyển vào trường khác, nhưng giờ Bộ sẽ cho thí sinh tự do đăng ký, các trường tự do xét tuyển.

Tuy nhiên, ông Ga cho rằng những động thái này sẽ khiến số lượng thí sinh ảo tăng rất cao, không những các trường khó tuyển mà thí sinh cũng chưa chắc đã có lợi.

“Vì thế Bộ sẽ kêu gọi các trường thảo luận, bàn bạc đề xuất giải pháp giảm ảo khi mà các trường và thí sinh sẽ được Bộ “thả” như vậy”, ông Ga nhấn mạnh.

3. Tăng quyền tự chủ cho các trường

Theo Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016 vẫn tiếp tăng quyền tự chủ cho các trường. Các trường thực hiện phương án tuyển sinh riêng tiếp tục xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.

Bộ chỉ quy định thời gian bắt đầu và thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

4. Các trường liên kết tuyển sinh

Các trường có thể quy định hình thức, điều kiện, thời gian đăng ký xét tuyển của thí sinh. Các nhóm trường (đặc biệt là nhóm khoảng 30 trường ĐH có sức hút thí sinh mạnh mẽ nhất năm 2015) có thể tự nguyện phối hợp với nhau thực hiện tuyển sinh bằng phần mềm xét tuyển và cơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký chung vào nhóm trường này để giảm ảo, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường. Thí sinh căn cứ kết quả thi của mình và quy định của trường để đăng ký xét tuyển trực tuyến qua mạng, qua bưu điện, tại trường THPT của sở GD&ĐT hoặc tại trường ĐH.

“Vừa rồi chỉ khoảng 30 trường ĐH thu hút được lượng lớn TS có điểm cao, việc rút – nộp hồ sơ của TS cũng chủ yếu diễn ra trong nhóm trường này. Giờ nếu chúng ta cho những trường này liên kết với nhau, họ có thể cùng nhau đưa ra những quy định như TS đã đăng ký vào một trong số những trường này thì không được đăng ký vào các trường còn lại của nhóm, hoặc TS đưa ra thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3… với các trường trong nhóm trường này”, ông Ga gợi ý.

Dự thảo quy định tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 sẽ tạo điều kiện cho thí sinh tự do xét tuyển. - Ảnh: internet
Dự thảo quy định tuyển sinh ĐH-CĐ 2016 sẽ tạo điều kiện cho thí sinh tự do xét tuyển. – Ảnh: internet

5. Rút ngắn đợt xét tuyển và xét theo từng mức điểm

Dự kiến, Bộ sẽ quy định các đợt xét tuyển trên cơ sở các mức điểm khác nhau của thí sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp để giảm rủi ro cho thí sinh và giảm thí sinh ảo cho các trường. Đồng thời, mỗi đợt xét tuyển chỉ diễn ra từ 5 – 7 ngày.

6. Vẫn tổ chức cụm thi tỉnh và liên tỉnh

Theo đó, Bộ sẽ điều chỉnh một số quy định liên quan đến cụm thi để phù hợp với thực tiễn; tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các trường ĐH; thí sinh ở các vùng giáp ranh giữa các cụm thi được linh hoạt lựa chọn cụm thi thuận tiện; các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ xem xét để đặt các điểm thi tạo thuận lợi cho thí sinh.

7. Đề thi phân hóa sâu hơn

Bộ cho hay, đề thi THPT Quốc gia 2016 tiếp tục theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa sâu và tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi.

8. Điều chỉnh chế độ ưu tiên

Đây cũng là một trong những quy định gây nhiều phiền toái cho thí sinh lẫn các trường trong mùa tuyển sinh vừa rồi, tạo ra một số thiên lệch giữa thí sinh thuộc các địa phương, đối tượng khác nhau. Do vậy, năm nay, phía Bộ GD&ĐT cũng sẽ điều chỉnh chế độ ưu tiên cho phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn.

Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, Bộ sẽ xác định các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập làm cơ sở hoàn thiện phương thức tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Sau đó, Bộ sẽ rà soát để điều chỉnh, bổ sung và ban hành kịp thời quy chế và các văn bản chỉ đạo về thi và tuyển sinh, công tác tài chính.

“Tôi đặc biệt quan tâm tới chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia. Nếu vẫn tổ chức theo cách thức và công nghệ như năm 2015 như Bộ GD&ĐT tuyên bố thì tôi thấy không thể tin rằng kỳ thi sẽ có chất lượng tốt.

Theo tôi, với một kỳ thi quy mô lớn (tới 1 triệu thí sinh) mà vẫn sử dụng đề thi tự luận thì sẽ khó đưa ra kết quả chính xác. Bộ nên tham khảo cách thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, dù đó chưa phải là một kỳ thi hoàn toàn chất lượng, nhưng việc họ dùng hoàn toàn phương pháp trắc nghiệm cho thấy sự tiến bộ trong việc ứng dụng khoa học đo lường tiên tiến của họ khi tổ chức kỳ thi.

Ở các nước, với những kỳ thi quy mô lớn, bao giờ họ cũng dùng chủ yếu đề trắc nghiệm, tự luận nếu có chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Xét về mặt lý thuyết (nghĩa là giả định mọi kỳ thi đều thực hiện nghiêm túc khâu coi thi), chất lượng của kỳ thi phụ thuộc vào đề thi và chất lượng chấm thi.

Để có được một đề thi tốt, chúng ta có thể chuẩn bị và tích lũy hàng năm trời. Nhưng làm thế nào để khâu chấm thi đảm bảo chất lượng lại là một thách thức khi mà chúng ta vẫn phải dùng người để chấm một cách thủ công như cách bắt buộc phải làm khi ra đề thi tự luận, đặc biệt là với một kỳ thi có hàng triệu bài thi như kỳ thi THPT quốc gia. Chất lượng chấm chỉ có thể đảm bảo đồng đều nếu chúng ta thực hiện phương pháp thi trắc nghiệm. Như vậy, chất lượng kỳ thi chỉ còn phụ thuộc vào yếu tố chất lượng đề, điều mà chúng ta có thể chủ động tạo ra nếu có được sự chuẩn bị tốt.”

(GS. TS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT)

theo HCMUT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *