Trong xu thế nghề nghiệp luôn thay đổi theo thời gian để phù hợp, thích ứng với xã hội phát triển cao. Ngoài các ngành Marketing, y tế, kiến trúc,…7 ngành nghề dưới đây được đánh giá là một trong những ngành nghề “khát” nhân lực, là lựa chọn phù hợp hiện nay và trong tương lai.
1. Công nghệ thông tin
Theo thống kê của Bộ Thông tin – truyền thông đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực IT mỗi năm tăng 13%. CNTT là lĩnh vực có nhu cầu về nhân lực cao nhất, sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017 và tương lai.
Đặc biệt, một sự ưu ái khác của thị trường lao động với ngành nghề này là thực tế lĩnh vực CNTT ít chịu sự tác động nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Với sự bùng nổ internet như hiện nay, khiến nhân lực CNTT càng được săn đón nhiều hơn không chỉ các công ty Việt Nam mà còn rất nhiều các công ty công nghệ nước ngoài, đặc biệt là các công ty tại Nhật Bản. Với chương trình đào tạo ITPEC ( đào tạo và sát hạch kỹ sư CNTT ITPEC Nhật Bản ) tại ĐH Công nghệ Đông Á. Đây sẽ là lựa chọn giúp bạn có cơ hội đi tu nghiệp tại nước ngoài.
2. CNKT Cơ khí chế tạo máy – 3. CNKT Điện, Điện tử – 4. CNKT Nhiệt Lạnh – 5. CNKT Tự động hoá.
Thống kê dữ liệu trên cả nước, cho thấy nhân lực của 4 khối ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử, tự động hoá, nhiệt lạnh đặc biệt là nhân lực chuyên sâu về: cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, cơ khí ô tô, điện tử viễn thông, điện lạnh, máy lạnh, điều hoà không khí, năng lượng và môi trường,… hiện vẫn đang thiếu trầm trọng hơn 40% gần như là “khát” nguồn nhân lực kỹ sư, công nhân được đào tạo bài bản, kỹ năng chuyên nghiệp của những khối nghành này. Trong khi các khu công nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, và các tỉnh khác đang mọc lên nhiều vô kể.
Để lựa chọn theo đuổi những ngành này, các em có thể lựa chọn các trường ĐH công lập, ngoài công lập như ĐH Công nghệ Đông Á là một ngôi trường ĐH nằm trong doanh nghiệp, các em sẽ được trực tiếp thực hành tại các nhà máy, khu chế xuất, trong cụm khu công nghiệp như nhà máy bia Sài Gòn – Hà Nội, đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, xưởng cơ khí chế tạo tập đoàn POLYCO, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia CLB, hội thảo chuyên đề, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.
6. Kỹ thuật xây dựng
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng tăng cao đồng nghĩa với việc các công trình xây dựng ngày càng mọc lên nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn nhân lực phụ trách thiết kế, giám sát, chỉ huy và nghiệm thu các công trình xây dựng còn thiếu ở rất nhiều các tổ chức. Vì vậy, ngành Kỹ thuật xây dựng luôn là ngành triển vọng cho sự khởi nghiệp của các bạn ở hiện tại và tương lai.
Tổng hợp số liệu cho thấy Kiến trúc – xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, dự báo nhu cầu việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường khoảng 10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực
Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường chiếm khoảng 85,93%.
7. Công nghệ Thực Phẩm
Việt Nam với số dân trên 86 triệu người, kinh tế có tốc độ phát triển trung bình 7,5%/năm, nên nhu cầu về sử dụng thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú nhất là trong khi vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường đang là một mối lo, nỗi “bức xúc” của người dân. Nên nhu cầu về thực phẩm sạch có chế biến an toàn cho sức khỏe đang hết sức được quan tâm, chú trọng đến.
Cùng với quá trình hội nhập nên nghề thực phẩm càng được chú trọng và phát triển để đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là một mảnh đất màu mỡ cho những bạn đã, đang và sẽ theo ngành công nghệ thực phẩm khai thác và phát triển.
Các em sẽ được biết đến công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, các sản phẩm lên men, quản trị chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm,… khi theo học tại trường ĐH Công nghệ Đông Á.