Trong bối cảnh thế giới không ngừng chuyển mình bởi sự tiến bộ của công nghệ và thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, ngành Marketing cũng cần nhanh chóng thích nghi và đổi mới. Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy tiềm năng với nhiều xu hướng đột phá, định hình lại cách các doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Cùng Đại học Công Nghệ Đông Á “[Dự đoán] Top 4 xu hướng ngành Marketing năm 2025” qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Marketing dựa trên AI và Machine Learning( Trí tuệ nhân tạo và máy học)
Marketing dựa trên AI và Machine Learning là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning – ML) vào các hoạt động marketing để phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Công nghệ này giúp các doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng, dự đoán hành vi và cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa một cách hiệu quả.
Công nghệ AI namg lại cho người làm Marketing lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh khi mà AI cho họ rất nhiều thuật lợi khi muốn tăng cường tương tác, giữ chân khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu với các ứng dụng nổi bật mà AI có thể làm được như xây dựng Content Marketing, cá nhân hóa Email, tích hợp Chatbox – Cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng tự động, nhanh chóng, 24/7….
Không chỉ có thế, AI còn hỗ trợ Marketing rất nhiều trong việc tối ưu hóa quy trình quảng cáo, dựa trên thời gian thực, AI còn có thể tự động điều chỉnh chiến lược, giúp người làm Marketing tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả triển khai. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt hơn, phù hợp với xu hướng người tiêu dùng hơn.
Tối hưu hóa trải nghiệm khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng là quá trình cải thiện mọi điểm chạm giữa doanh nghiệp và khách hàng để đảm bảo khách hàng nhận được trải nghiệm nhất quán, tích cực và cá nhân hóa ở mọi giai đoạn của hành trình mua sắm. Điều này không chỉ giúp tăng sự hài lòng mà còn thúc đẩy lòng trung thành và giá trị lâu dài từ khách hàng.
Cần sử dụng dữ liệu để tạo ra trải nghiệm phù hợp với từng khách hàng. Đảm bảo khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp qua nhiều kênh (website, ứng dụng, cửa hàng, mạng xã hội) một cách liền mạch. Sử dụng chatbox, AI hoặc đội ngũ chăm sóc khách hàng để xử lý yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Thu thập ý kiến khách hàng qua khảo sát, đánh giá và phân tích dữ liệu để xác định các điểm yếu cần cải thiện. Giao diện Website hoặc ứng dụng trải nghiệm cần dễ dùng, tốc độ tải nhanh và thiết kế trực quan sẽ tạo thiện cảm.
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng không chỉ là một chiến lược ngắn hạn mà còn là nền tảng bền vững để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Sự tăng trưởng vượt bậc của Livestream và nội dung Video ngắn
Trong vài năm gần đây, livestream và video ngắn đã trở thành hai hình thức nội dung quan trọng, dẫn đầu trong chiến lược marketing của nhiều thương hiệu và nhà sáng tạo nội dung. Xu hướng này không chỉ tiếp tục tăng trưởng mà còn định hình cách người tiêu dùng tương tác với nội dung kỹ thuật số vào năm 2025.
Livestream tạo ra cảm giác chân thực và kết nối trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. Người xem có thể đặt câu hỏi, tham gia bình luận và thậm chí mua hàng ngay trong thời gian thực.
Livestream cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp, nhận phản hồi ngay lập tức từ khách hàng. Video ngắn với nội dung cá nhân hóa, sáng tạo giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn.
Livestream kết hợp với thương mại điện tử (livestream shopping) đang bùng nổ, đặc biệt ở thị trường châu Á. Video ngắn giúp sản phẩm/dịch vụ dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng chỉ qua vài giây đầu tiên.
Livestream sẽ trở thành công cụ chính trong thương mại điện tử toàn cầu, đặc biệt ở các ngành như thời trang, mỹ phẩm và công nghệ. Video ngắn sẽ không chỉ dừng lại ở giải trí mà còn lan tỏa sang giáo dục, y tế, và dịch vụ tài chính. Doanh nghiệp sẽ tích hợp AI để phân tích hiệu quả video, từ đó tối ưu hóa nội dung và tăng trưởng mạnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của livestream và video ngắn là minh chứng cho sức hút của nội dung trực quan và khả năng tương tác trong thời đại số hóa. Đây không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp định vị thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.
Sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử
Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa mạng xã hội và thương mại điện tử đã tạo ra một làn sóng mới trong cách người tiêu dùng mua sắm và tương tác với thương hiệu. Xu hướng này không chỉ thúc đẩy doanh thu mà còn định hình lại hành vi mua sắm toàn cầu, đặc biệt với sự nổi lên của Social Commerce.
Social Commerce (thương mại xã hội) là hình thức bán hàng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Thay vì chỉ sử dụng mạng xã hội để quảng bá, giờ đây người tiêu dùng có thể thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm (xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán) ngay trong ứng dụng như Facebook, Instagram, TikTok, hoặc Pinterest.
Sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử không chỉ là một xu hướng, mà còn là tương lai của ngành bán lẻ và tiếp thị số, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Xem thêm: [2024] Mức lương ngành Marketing là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng
Năm 2025, ngành Marketing sẽ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, với các xu hướng mới định hình cách thương hiệu tương tác với khách hàng trong một thế giới số hóa ngày càng phát triển. Năm 2025 sẽ không chỉ là câu chuyện của sự chuyển đổi, mà còn là cơ hội để những thương hiệu sáng tạo, linh hoạt và khách hàng tập trung dẫn đầu cuộc đua marketing.
Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á
Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0243.555.2008 hoặc 024.2236.5888
Email: tuyensinh@eaut.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/