Kinh nghiệm thực tập dành cho sinh viên năm cuối

Thực tập là khoảng thời gian để các bạn sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm quen với công việc thực tế trước khi ra trường, đó là lúc mà các bạn được các anh chị, người có kinh nghiệm trong ngành hướng dẫn từng chút một, được áp dụng kiến thức vào công việc thực tế. Nếu vận dụng tốt các bạn sẽ học được rất nhiều điều trong ba tháng thực tập này, tuy nhiên, không phải bạn sinh viên nào cũng biết cách tận dụng 3 tháng thực tập này để học hỏi thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Dưới đây là 5 lưu ý mà các bạn sinh viên nên biết để kỳ thực tập của mình có ý nghĩa và nhiều trải nghiệm hơn nhé.

Quan sát và lắng nghe

Kỳ thực tập chính là cơ hội quý giá để các em được “mắt thấy, tai nghe” xem những kiến thức đã học trên giảng trường sẽ được vận dụng như thế nào, bởi khi các bạn học trên giảng đường dù các thầy cô có đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn trong bài giảng thì các bạn cũng khó có thể hình dung được chi tiết kiến thức đó sẽ được áp dụng trong thực tế như thế nào.

Khi trong kỳ thực tập, các nghiệp vụ chuyên môn được các anh chị trong doanh nghiệp/tổ chức được thực hiện như thế nào? Bao gồm những công việc gì? trình tự ra sao/ các công việc ý mất bao nhiêu thời gian… là những việc mà các bạn có thể quan sát được. Các công việc như giao tiếp giữa các anh chị, cô chú, đồng nghiệp với nhau, cách họ giao tiếp với khách hàng như thế nào? Là những điều mà các bạn có thể lắng nghe để học hỏi và tự đúc rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Đề cao tinh thần học hỏi trong suốt kỳ thực tập

Trong cả quá trình thực tập, nếu các bạn đặt ra phép so sánh bản thân mình thời điểm kết thúc thực tập so với những ngày đầu kỳ thực tập, bạn sẽ thấy mình tiến bộ hơn rất nhiều với điều kiện là các em luôn đề cao tinh thần học hỏi trong suốt kỳ thực tập. Chắc chắn công ty/doanh nghiệp sẽ có những buổi training, đào tạo kỹ năng và kiến thức chuyên môn cho thực tập sinh. Các bạn nên tập trung lắng nghe và chắc chắn rằng, mình đã hiểu và nắm rõ toàn bộ những kiến thức đã được training.

b co the lm dc

Ngoài các kiến thức được training, các bạn còn học được rất nhiều khi trực tiếp thực hiện các công việc được giao. Thông thường, các thực tập sinh sẽ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ có một anh chị hướng dẫn trực tiếp. Nếu các bạn có thắc mắc gì? hay cần hướng dẫn thêm trong quá trình thực tập, các bạn đừng ngại đặt câu hỏi cho các anh chị hướng dẫn nhé. Nếu vấn đề mà các bạn chưa giải quyết được, vẫn còn vướng mắc thì nên hỏi theo hình thức là em định giải quyết theo hướng này có được không ạ? Như thế, bạn sẽ dễ được giải đáp và hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn từ phía người đang hướng dẫn bạn.

Chăm chỉ và cố gắng

Có rất nhiều bạn sinh viên coi kỳ thực tập chỉ là bước đệm cho có dấu cơ quan hay công ty để hoàn thành khóa luận hay báo cáo thực tập, nên trong quá trình thực tập sẽ khá ỳ, không có sự cố gắng và có thể bạn sẽ không tự học được gì qua kỳ thực tập này cả. Mà khi bạn không thực sự chăm chỉ và cố gắng, sẽ dẫn đến tình trạng bạn không tập trung và công việc được giao, tiến độ công việc sẽ khó hoàn thành được như mục tiêu đề ra khi bạn bắt đầu công việc đó.

Điều này sẽ khiến cho người hướng dẫn của các bạn mất khá nhiều thời gian để theo sát và sửa sai. Như thế sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ và chính các bạn cũng sẽ rất khó trong việc học hỏi cũng như tích lũy kiến thức từ kinh nghiệm thực tế. Chính vì thế, dù các anh chị hướng dẫn trong công ty có dễ tính hay dễ gần, không bắt học bà và trả bài như trên trường thì các bạn cũng đừng để bản thân lười và không cố gắng trong kỳ thực tập này nhé. Hãy chăm chỉ, cố gắng hết sức để hoàn thành tốt các công việc được giao. Bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn từ kiến thức cho tới tình cảm, tạo dựng mối quan hệ tốt với các anh chị hướng dẫn chính mình nhé.

co the lam dc quyet tam
Không ngại sai và biết rút kinh nghiệm

Khi các bạn tham gia bất cứ kỳ thực tập ở công ty nào, thông thường, các công ty họ sẽ không giao việc quá khó và phức tạp cho thực tập sinh. Công ty cũng sẽ hướng dẫn và đào tạo kỹ lưỡng trước khi giao việc, và sẽ luôn có một anh chị kèm cặp, quan sát các bạn làm việc. Việc các bạn làm sai, làm chưa đúng quy trình hoặc hiểu chưa đúng về công việc dẫn tới sai sót. Khi đó, các bạn đừng ngại và đừng giấu lỗi sai của mình đi. Các bạn nên thẳng thắn chia sẻ với các anh chị hướng dẫn mình để được hướng dẫn cách khắc phục. Hoặc các bạn có thể tự thấy sai và tự rút được kinh nghiệm thì quá tốt.

 

Ví dụ như khi các bạn được giao công việc gọi điện cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Nhưng các bạn gọi 5-10 cuộc gọi mà họ đều không quan tâm hay ngắt máy giữa chừng, không muốn nghe các bạn nói. Vậy thì các bạn nên đặt câu hỏi mình đã sai ở đâu? Kịch bản gọi điện của mình đã ổn chưa? Các bạn hãy dừng lại quan sát xem các anh chị hay các bạn thực tập sinh khác hỏi khách thế nào? Khơi gợi nhu cầu của họ ra sao,…để rút kinh nghiệm và sửa lại kịch bản gọi điện của mình sao cho hợp lý hơn.

Nghiêm túc và chuyên nghiệp trong kỳ thực tập

Cuối cùng, các bạn hãy nghiêm túc và chuyên nghiệp trong kỳ thực tập. Nghiêm túc và chuyên nghiệp trong tác phong, lời nói, cử chỉ, thái độ. Về tác phong, các bạn nên cố gắng mặc trang phục lịch sự như áo sơ mi, quần dài tối màu, tóc gọn gàng. Về lời nói, cử chỉ, hãy luôn chào hỏi lễ phép và tôn trọng các anh chị trong công ty. Về thái độ, hãy nghiêm túc với các công việc được giao và cố gắng hoàn thành chúng một cách tốt nhất.
Hy vọng, với những nội dung hữu ích trên, các bạn sinh viên sẽ có kỳ thực tập nhiều trải nghiệm và ý nghĩa. Các bạn sẽ học hỏi được nhiều kiến thức thực tế từ công việc bạn làm trong kỳ thực tập đó.
Chúc các bạn có một kỳ thực tập nhiều trải nghiệm và ý nghĩa!

NỘP HỒ SƠ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *