Phân biệt ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử với ngành công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử nói chung là ngành kỹ thuật đang cực kỳ hot nằm trong top các ngành kỹ thuật được các bạn trẻ lựa chọn theo học để phát triển nghề nghiệp tương lai mình. Tuy nhiên, các bạn vẫn còn đang rất băn khoăn về ngành học này, chưa biết nên chọn theo học chuyên sâu về ngành kỹ thuật cơ – điện tử hay ngành kỹ thuật điện – điện tử. Bài viết này, đại học Công Nghệ Đông Á sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai chuyên ngành này cũng như quyết định nên theo ngành học nào nhé. 

Sự tương đồng giữa ngành kỹ thuật cơ – điện tử và ngành kỹ thuật điện – điện tử

Đây là 2 ngành học thuộc nhóm các ngành khoa học kỹ thuật có xu hướng vươn lên vị trí dẫn đầu về công nghệ. Sinh viên khi theo học 2 chuyên ngành này sẽ đều được học các môn học từ cơ bản tới nâng cao, các môn học ứng dụng liên quan tới các lĩnh vực cơ khí, điện tử, tự động hoá, khoa học máy tính… 

Nhu cầu thị trường về nhân lực của 2 ngành này đều nằm trong top các nhóm ngành tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như nhu cầu tăng cao về chất lượng nhân sự ngành học này. 

cong nghe ky thuat dien dien tu

Hay nói cách khác, nếu theo học 2 nhóm ngành này, bạn sẽ không cần lo lắng về lựa chọn công việc sau khi ra trường vì các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay đều đang rất cần nhân sự cho các vị trí công việc cụ thể. 

Sự khác biệt của ngành kỹ thuật cơ – điện tử và ngành kỹ thuật điện – điện tử 

Ngành kỹ thuật cơ – điện tử Ngành kỹ thuật điện – điện tử
Định nghĩa: Công nghệ kỹ thuật cơ – điện tử là sự kết hợp của ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính nhằm phát triển đối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Kỹ thuật cơ – điện tử là lĩnh vực không thể thiếu và chi phối mạnh mẽ các hoạt động cũng như đời sống của con người, đặc biệt là trong thời đại chuyển giao công nghệ như hiện nay.  Định nghĩa: Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử, điện tử và các chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu hay điện tử viễn thông…Kỹ thuật Điện – Điện tử là tạo ra các sản phẩm có giá trị cao với chi phí nguyên vật liệu ít. Nét đặc chưng nổi trội nhất của ngành là xây dựng hệ thống điều khiển và kiểm soát các thông số điện đến các dây truyền công nghệ một cách tự động.
Đặc điểm ngành kỹ thuật cơ – điện tử: Kỹ thuật cơ – điện tử là chuyên ngành mới được hình thành trong thời gian gần đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần tuý với các mạch điện tử đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao có tính linh hoạt, uyển chuyển và ứng dụng cao, thông minh hơn các công nghệ trước đây cho nên ngành kỹ thuật cơ – điện tử mới ra đời. kỹ thuật cơ – điện tử chính là “sự liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra các sản phẩm mới có những tính năng vượt trội” mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển công nghệ của nước nhà.  Đặc điểm ngành kỹ thuật điện – điện tử:

Kỹ thuật điện điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. 

Khi làm ở ngành kỹ thuật điện – điện tử cần am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hiểu về công dụng điều khiển tín hiệu của các mạch điện tử xây dựng sẵn bởi mạch điện tử là phần chính của một hệ thống điều khiển bằng tín hiệu điện. 

Một đặc điểm nữa là người học kỹ thuật điện – điện tử cần am hiểu về việc truyền dẫn điện, các thông số điện, am hiểu về máy móc cần điều khiển và các yêu cầu tự động của toàn bộ các máy móc trong một chu trình sản xuất( hay chu trình hoạt động).

Cơ hội việc làm ngành cơ điện tử và ngành kỹ thuật điện – điện tử

Theo học các ngành công nghệ kỹ thuật sẽ tương đối khó, tuy nhiên, cơ hội việc làm của các ngành học này sau khi ra trường đều rất rộng mở và không ngừng phát triển trong các năm gần đây. Những vị trí công việc mà các kỹ sư ngành cơ – điện tử và ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử có thể đảm nhận ngay sau khi tốt nghiệp cụ thể như sau

Việc làm ngành kỹ thuật điện – điện tử

– Kỹ sư tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì, quản lý…

– Lĩnh vực năng lượng(sản xuất điện, nhiệt điện, thuỷ điện,…), hệ thống năng lượng tái tạo

– Thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống cung cấp điện(mạng lưới cung cấp điện trung và hạ thế)

– Các hệ thống điện – điện tử, chiếu sáng cho cao ốc, nhà xưởng…

– Lập trình các hệ thống tự động hoá để ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất trong nhà máy, hoặc đời sống.

– Nghiên cứu viên, chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện – điện tử.

Cong nghe co dien tu

 

Việc làm ngành kỹ thuật cơ – điện tử

– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống cơ – điện tử: Phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động

– Kỹ sư thiết kế các cánh tay Robot…

– Chuyên viên làm việc trong các Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện điện tử.

– Trở thành Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp cơ khí, điện tử hoặc các doanh nghiệp có liên quan trong và ngoài nước.

Trên đây là một số thông tin chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 ngành công nghệ kỹ thuật hiện cơ điện tử và ngành kỹ thuật điện – điện tử. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ phần nào hiểu được một số điểm khác biệt giữa 2 ngành học này. Từ đó, dựa trên sự yêu thích, khả năng đáp ứng và mong muốn phát triển nghề nghiệp của mình để lựa chọn ngành học hợp lý và hiệu quả nhất. 

NỘP HỒ SƠ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *