[:vi][REVIEW] Học Kỹ thuật công nghệ Tự động hoá là học gì?[:]

 Học Kỹ thuật công nghệ Tự động hoá là học gì? Có khó không? Nếu còn đang phân vân với ngành thì đừng bỏ lỡ những điều dưới đây nhé!

1. Những lý do bạn nên chọn ngành Tự động hoá

Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá là một ngành công nghệ hoạt động dựa trên việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, điều khiển tự động và các phần mềm máy tính để vận hành và điều khiển tự động toàn bộ quá trình sản xuất. Có thể hiểu đơn giản tự động hoá chính là việc vận hành một dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại để thay sức lao động của con người vận hành máy móc để sản xuất ra hàng hoá.

Tự động hoá là một trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất

Theo như nhận xét của TS. Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội: “Tự động hoá là một trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần”.

Cùng thử tưởng tượng đến một ngày nhà máy nào cũng sở hữu robot sản xuất hàng hoá tự động. Điều đó tiện lợi biết bao nhiêu. Con người không phải làm công việc sản xuất nhàm chán lặp lai thay vào đó là đội ngũ nhân lực kinh nghiệm cao đứng giám sát điều khiển máy móc.
Viễn cảnh này chứng tỏ ngành công nghiệp hoá của chúng ta ngành càng tiến bộ, mang lại tiện ích cho con người thay sức lao động của con người thành lao động của máy móc.

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển tự động hóa
Công nghệ Kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Con người lúc này chỉ quản lý chức không phải lao công khổ sức để làm việc chân tay nữa. Đó là lý do vì sao xã hội càng phát triển vị trí của ngành tự động hoá càng quan trọng nhất là khi nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Ngành học cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn “xịn xò” nhất

Nếu bạn đang lo lắng học ngành kỹ thuật sẽ có ít cơ hội lựa chọn ngay sau khi ra trường thì ngành Tự động hoá sẽ có nhiều lựa chọn cho bạn ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Hầu hết các công ty sản xuất đều đang rất cần các vị trí Tự động hoá, ngoài ra bạn có thể lựa chọn theo hướng nghiên cứu tại các viên nghiên cứu hoặc chọn làm giảng viên tại các trường Đại học có chuyện ngành.

 

Chưa hết mức lương cho ngành Tự động hoá không hề nhỏ dù bạn mới ra trường. Theo thống kê của các trang việc làm, mức lương dành cho các bạn sinh viên ngành Tự động hoá là từ 5.000.000 – 9.000.000 vnđ và mức lương cao nhất của dành cho kỹ sư ngành Tự động hoá hiện nay có thể lên tới 100.000.000 vnđ. Quá nhiều cơ hội “xịn xò” dành cho các bạn theo ngành đúng không?

Học Tự động hoá – tự do khám phá

Nếu mong muốn tạo được một chú robot hay những điều diệu kỳ hơn bằng máy móc tự động thì đây sẽ là ngành học phù hợp nhất đối với bạn. Sinh viên theo ngành Tự động hoá sẽ được tiếp cận các khối kiến thức như: các phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại; Lập trình tự động hóa các hệ thống và dây chuyền sản xuất công nghiệp; Điều khiển điện tử công suất và truyền động điện; Các hệ thống điều khiển giám sát thời gian thực; Kỹ thuật điều khiển Robot; Kỹ thuật mạng nơron và trí tuệ nhân tạo (AI)… Nghe thôi đã đủ khơi hứng thú cho các tín đồ mê công nghệ và máy móc rồi đúng không nào?

Học Tự động hoá - tự do khám phá
Học Tự động hoá – tự do khám phá

 

2. Học Tự động hoá là học những gì?

Sinh viên khi theo học ngành học này sẽ được cung cấp những kiến thức về các hệ thống điều khiển tự động hiện đại trong công nghiệp cùng với sự hỗ trợ của công nghệ điện tử.

Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa bạn có thể được tiếp cận những kiến thức gắn liền với công việc có thể kể đến như: Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…

Bên cạnh phần lý thuyết, bạn sẽ được thực hành để trau dồi kỹ năng như: kỹ năng thiết kế, lắp đặt, bảo trì sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động, các thiết bị cảm biến chuyên dụng để tự động hóa các hoạt động sản xuất cũng như đời sống. Ngoài ra còn có,  kỹ năng lập trình cho các thiết bị điều khiển trong công nghiệp như các bộ vi điều khiển, PLC, các thiết bị cảm biến và thu thập dữ liệu (DAQ),…

Học Tự động hoá là học những gì?
Học Tự động hoá là học những gì?

3. Ngành Tự động hoá có khó không? Cần có những tố chất gì để theo ngành

Để trả lời câu hỏi của này trước tiên ta cần tìm hiểu những đặc thù của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá:

Ngành Tự Động hoá với đặc thù ngành làm việc nhiều với máy móc, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Vì vậy để theo được ngành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn cần luyện tập và trau dồi khả năng nghiên cúu , tìm tòi đặc biệt sự kiên nhẫn, chịu khó. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những vấn đề cần sự tỉ mỉ.

Tự động hoá cũng là một trong những ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật đặc biệt ngành còn được xem là một bước phát triển cao của kỹ thuật  vì vậy yếu tố tư duy luôn được đề cao thậm chí là bắt buộc. Để tham gia vào ngành bắt buộc bạn phải có tư duy logic, sự thông minh, yêu thích sự chuẩn xác. Ngoài ra bạn nên tạo động lực hoặc tìm cho mình sự đam mê về kỹ thuật, công nghệ sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nghề.

 Ngành Tự động hoá có khó không?
Ngành Tự động hoá có khó không?

Tự động hoá là ngành dẫn đầu cho ngành Công nghiệp phát triển. Mà công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kỹ thuật tiên tiến hôm nay có thể vài ngày sau đã trở thành lỗi thời. Vì vậy ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá cần bạn phải liên tục nghiên cứu, chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

Như vậy “học Tự động hoá có khó không” phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng, đam mê bạn dành cho ngành. Đặc biệt mặc dù là ngành kỹ thuật yêu cầu sự logic cao nhưng các bạn sinh viên nữ hoàn toàn có thể theo được ngành.

Bạn sẽ không còn phải lăn tăn “Liệu con gái có theo được ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá không?” Bởi các bạn nữ cũng có những ưu điểm riêng khi tham gia vào ngành như: tính tỉ mỉ hơn, có sự chăm chỉ và siêng năng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự tin đến với ngành nếu có đam mê nhé!

4. “7749” vị trí dành cho sinh viên ngành Tự động hoá sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa thường đảm nhận các công việc sau:

Công việc thiết kế:
*  Thiết kế cấu trúc chương trình – thiết bị cho hệ thống tự động hóa tích hợp ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khác nhau.
Lựa chọn giải pháp, phần mềm, phần cứng cho các hệ thống tự động hoá tích hợp.
*  Xây dựng chức năng, tổ chức hoạt động giữa các thành phần trong hệ thống tự động hóa và điều khiển, xây dựng thuật toán và chương trình (phần mềm) trên cơ sở sử dụng các phương pháp, công cụ và công nghệ thiết kế hiện đại.
*  Sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào việc thiết kế phần mềm, xây dựng tài liệu và hướng dẫn cho các hệ thống trong giai đoạn đầu cũng như giai đoạn đưa vào sử dụng và bảo trì.

Công việc tổ chức – quản lý:
*  Tổ chức quá trình khai thác và xây dựng các phương tiện công cụ (phần cứng và phần mềm) cho các hệ thống tự động hóa và điều khiển dựa vào các tiêu chí chất lượng hay yêu cầu từ khách hàng trong công nghiệp.
*  Tổ chức và điều hành chương trình làm việc của các cá nhân trong tập thể, đưa ra các quyết định thông qua tổng hợp ý kiến, đề xuất của tập thể.
*  Lập kế hoạch để xây dựng toàn bộ và các thành phần cụ thể (phần mềm, phần cứng) của hệ thống tự động hóa và điều khiển.
*  Lựa chọn công nghệ, công cụ lập trình, công cụ tính toán trong việc tổ chức quá trình nghiên cứu, thiết kế, kiểm tra, thử nghiệm công nghiệp cho hệ thống điều khiển tự động, tự động hóa, giám sát và điều khiển.
*  Đào tạo cá nhân trong khuôn khổ của quá trình xây dựng hệ thống tự động hóa và điều khiển.

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau

Công việc nghiên cứu:
*  Xây dựng mô hình toán học của các hệ thống kỹ thuật, quá trình công nghệ và sản xuất. Các mô hình này đóng vai trò đối tượng nghiên cứu của điều khiển & tự động hóa.
*  Xây dựng giải thuật, phần mềm cho hệ thống điều  khiển tự động, tự động hóa, giám sát và điều khiển.
*  Xây dựng và hoàn thiện các phương pháp mô hình hóa, phân tích và thiết kế các hệ thống tự động, giám sát và điều khiển.

Công việc vận hành hệ thống
*  Cài đặt, cấu hình và bảo trì kỹ thuật các thiết bị và phần mềm của hệ thống tự động hóa và điều khiển tích hợp.
*  Lựa chọn phương pháp và công cụ đo lường, kiểm tra các thông số của hệ thống tự động hóa và điều khiển.
*  Phân tích các đặc trưng, tính chất vận hành của hệ thống tự động hóa và điều khiển.

Các loại hình công ty, doanh nghiệp mà sinh viên của ngành có thể công tác:
*  Tích hợp hệ thống: các công ty thiết kế, triển khai dự án tự động hóa trong các lĩnh vực: điện năng, công nghiệp nặng, cung cấp nước, thủy lợi, xử lý nước thải, dây chuyền sản xuất
*  Chế tạo máy
*  Kiểm toán, đo đếm và tiết kiệm điện năng
*  Hỗ trợ kỹ thuật trong các tập đoàn nước ngoài: Schneider Electric, Siemens, Rockwell Automation, Endress+Hauser, ABB, Honeywell
*  Thiết kế và lập trình nhúng trong các tập đoàn như: Robert Bosh, Renesas, Texas Instrument, eSilicon
*  Trường đại học, viện nghiên cứu

Xem thêm:  “TỰ ĐỘNG HÓA” – RA TRƯỜNG “ĐẮT NHƯ TÔM TƯƠI”

5. Học Tự động hoá tại EAUT: Đào tạo ứng dụng để sinh viên thích nghi thực tế TỐT NHẤT 

Nhiều nhà máy, xí nghiệp trong nước có ý kiến là kỹ sư ngành Tự động hoá tốt nghiệp đều có tố chất tốt, tư duy tố, nền tảng tốt nhưng nếu được nên để các bạn tham gia vào một số dự án nhỏ hoặc tăng thời gian thực hành để sau ra trường không bị ngỡ ngàng. Chính vì vậy Trường Đại học Công Nghệ Đông Á đã lựa chọn hướng đào tạo ứng dụng để giúp các sinh viên có thể nhanh chóng bắt kịp công việc ngay sau khi ra trường.

– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa tại EAUT chú trọng công tác thực hành (30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

– EAUT có ưu thế nổi bật nằm ngay tại khu công nghiệp với nhà máy cơ khí, nhà máy bia là nơi tương tác trực tiếp để các sinh viên có điều kiện học trực tiếp từ thực tế, thực hành và rèn luyện tốt nhất cho các kỹ năng ngành nghề từ cơ khí, tự động hóa, nhiệt lạnh, hóa thực phẩm, công nghệ thông tin..

– Nội dung học mang tính chắt lọc những vấn đề cốt lõi của ngành, từ cơ bản tới nâng cao giúp sinh viên khi ra trường dễ dàng thích ứng với công việc thiết kế, tư vấn, phát triển quản lý và vận hành sản xuất.

Học Tự động hoá tại EAUT: Đào tạo ứng dụng để sinh viên thích nghi thực tế TỐT NHẤT
Học Tự động hoá tại EAUT: Đào tạo ứng dụng để sinh viên thích nghi thực tế TỐT NHẤT

– Chương trình đào tạo được xây dựng công phu và giảng dạy nhiệt tình bởi các chuyên gia đầu ngành.

– Sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức nền tảng để tiếp cận các thành tựu khoa học trên thế giới và thích ứng với môi trường khoa học công nghệ đang thay đổi.

– Được rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điều khiển – tự động hóa một cách hiệu quả nhất.

– Phòng thí nghiệm Điều khiển – Tự động hóa: Trang bị máy tính, các bộ thí nghiệm đo lường và điều khiển quá trình, PLCs, các loại động cơ xoay chiều, bộ điều khiển-khí nén gồm: Pannerl điều khiển, máy nén khí, bộ xử lý khí, van điện tử,Xylanh, bộ điều áp, áp kế, van các loại, phòng thí nghiệm…hệ điều khiển tự động khí nén FESTO, Siemens… S7-1500, hệ thống điều khiển tự động ROCKWELL AUTOMATION…

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn trở thành con đường tương lai. Hy vọng sau bài viết này, những ai đang băn khoăn trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, ngành học sẽ có thêm một lựa chọn tham khảo để đi đến quyết định. Chúc các bạn thành công!

NỘP HỒ SƠ

NỘP HỒ SƠ

1 bình luận về “[:vi][REVIEW] Học Kỹ thuật công nghệ Tự động hoá là học gì?[:]

  1. Pingback: [Update 2021] Lương kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là bao nhiêu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *