Ai cùng biết trường Đại học Kinh tế quốc dân và đại học Ngoại thương là một trong những trường đào tạo Quản trị kinh doanh đứng đầu cả nước nhưng lại có điểm chuẩn khá cao. Vậy học lực khá, làm thế nào để lựa chọn được ngôi trường chất lượng tốt phù hợp với mình nhất? Cùng tham khảo những tiêu chí để bạn lựa chọn được trường có ngành quản trị kinh doanh phù hợp và top các trường đại học đào tạo ngành chất lượng dành cho các bạn học lực khá ngay dưới đây.
Tiêu chí lựa chọn trường đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
Làm thế nào để biết bạn phù hợp với môi trường đào tạo nào? Tham khảo ngay những tiêu chí dưới đây trước khi tìm hiểu các trường đại học cụ thể:
- Tìm hiểu về môi trường học tập của trường: 2 yếu tố cần quan tâm hàng đầu là: rèn luyện ngoại ngữ và khả năng ứng dụng kiến thức học thuật vào thực tế. Dù ở đâu, làm gì, nếu muốn xây dựng cho chính mình bản lĩnh riêng trong việc khám phá thế giới và hiện thực hóa ước mơ của mình thì bạn phải có được 2 chiếc chìa khóa này.
- Môi trường hoạt động ngoại khóa: Một trong những tiêu chí đánh giá các trường Đại học tại Việt Nam chính là môi trường hoạt động ngoại khóa. Bởi vì nó thể hiện nhịp sống sinh viên, tinh thần, thái độ trong việc cân đối hoạt động học tập – rèn luyện và làm nên “cái chất” của sinh viên mỗi trường. Vậy nên hãy hòa mình vào các sự kiện, câu lạc bộ đội nhóm của trường,… nhé các bạn.
- Chất lượng đầu ra của sinh viên: Tiêu chí này có thể đánh giá một phần thông qua nhận định chung của xã hội hoặc như sự săn đón của các tập đoàn đa quốc gia đối với sinh viên tốt nghiệp.
- Chi phí học tập: Bao gồm cả học phí, các chi phí sinh hoạt và nhất là phí thi lại khi các bạn bị rớt môn. Một lời khuyên chân thành dành cho các bạn là phải tìm hiểu cho thật, thật, thật kỹ vấn đề rớt môn – thi lại của trường mà mình chọn.
Review các trường đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
1. Đại học Thương mại
- Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Website: quantrikinhdoanh.tmu.edu.vn
- Hotline: 0243 764 3219
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm
- Điểm trúng tuyển (2020): 25.8
- Tổ hợp xét tuyển
- A00: Toán, lý, hoá
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
Khoa Quản trị kinh doanh – tên gọi chính thức từ ngày 10/11/2016 theo Quyết định số 928/QĐ-ĐHTM của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại (Khoa Kinh tế thương nghiệp và Khoa Quản trị doanh nghiệp trước kia) được thành lập năm 1960. Khoa đã có quá trình thành lập và phát triển song song với quá trình hình thành, hoàn thiện và phát triển về mọi mặt của Trường Đại học Thương mại.
Với nhiều thành tích đạt được trong quá trình phát triển, Khoa Quản trị kinh doanh đã nhiều lần vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, năm 2000, Khoa vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trải qua quá trình phát triển với những thay đổi về cơ cấu tổ chức và nhân sự, từ năm học 2010-2011, Khoa Quản trị kinh doanh được nhà trường giao quản lý đào tạo 2 chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh là: Quản trị doanh nghiệp thương mại và Quản trị kinh doanh tổng hợp. Cùng với quá trình đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, từ khóa tuyển sinh đại học chinh quy năm 2016 (K52), Khoa được giao quản lý 1 chuyên ngành chung là chuyên ngành quản trị kinh doanh (thuộc ngành quản trị kinh doanh).
2. Học viện Tài chính
- Địa chỉ: Số 19 ngõ Hàng Cháo, Q. Đống Đa, Hà Nội
- Website: hocvientaichinh.com.vn
- Hotline: 0982 796 980 – 0969 287 823
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Điểm trúng tuyển (2020): 25.5
- Tổ hợp xét tuyển
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Học viện Tài chính được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính. Năm 2003, khi mới thành lập 2 chuyên ngành đào tạo của khoa là Kinh doanh chứng khoán (nay là Đầu tư tài chính) và Định giá tài sản (nay là Định giá tài sản & Kinh doanh bất động sản). Bốn bộ môn được thành lập mới hoặc chuyển từ đơn vị khác về gồm Thị trường chứng khoán, Kinh tế các ngành sản xuất, Quản trị kinh doanh và Định giá tài sản.
Năm 2006, Học viện quyết định chuyển cả 2 chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán và Kinh doanh bất động sản sang khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và tài chính doanh nghiệp. Hai bộ môn Thị trường chứng khoán và Định giá tài sản cũng chuyển sang các khoa tương ứng.
Năm 2006 Học viện tài chính mở hai chuyên ngành đào tạo mới là chuyên ngành Marketing và chuyên ngành quản trị doanh nghiệp thuộc khoa Quản tri kinh doanh với quy mô tuyển sinh lúc đó là 120 sinh viên mỗi khóa. Hai bộ môn được chuyển về khoa là Bộ môn Marketing (từ khoa Tài chính quốc tế ) và Bộ môn Quản lý kinh tế (từ khoa Tài chính doanh nghiệp). Từ 2014 (khóa 52) quy mô đào tạo của khoa tăng lên gấp đôi (240 sinh viên mỗi khóa).
Năm 2012 Bộ môn Kinh tế phát triển (tiền thân là Bộ Kinh tế các ngành sản xuất) được điều chuyển sang khoa Kinh tế. Qua nhiều lần xáo trộn, đến nay khoa Quản trị kinh doanh có 3 bộ môn: Marketing, Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế với tổng số cán bộ, giáo viên là 30 người.
3. Học viện Ngân Hàng
- Địa chỉ: Phòng 401 – Nhà A2 (Tòa nhà 7 tầng), Số 12, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
- Website: hvnh.edu.vn
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Điểm trúng tuyển (2020): 25.3
- Tổ hợp xét tuyển
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
Được thành lập từ năm 2005, Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Ngân hàng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các nhà quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt là cho khối ngân hàng nói riêng. Sau hơn 10 năm thành lập, Khoa Quản trị Kinh doanh hiện có 22 giảng viên với trình độ cao, giàu kiến thức thực tiễn, là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích kinh doanh.
Sự gắn kết chặt chẽ với Hiệp hội doanh nghiệp toàn cầu BNI, hiệp hội nhà quản trị tại Việt Nam và các ngân hàng thương mại giúp cho các sinh viên của Khoa được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, được thực hành, thực tập trong suốt quá trình học và mở ra cơ hội việc làm khi ra trường.
Hiện Khoa QTKD – HVNH có 2 chuyên ngành đào tạo: Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Marketing, cùng với đó là 3 chuyên ngành sâu về:
- Khởi sự Kinh doanh
- Quản trị Nhân sự
- Quản trị Marketing
Bên cạnh đó, sinh viên không chỉ được học tập kiến thức mà còn có cơ hội trải nghiệm và hoàn thiện kỹ năng thông qua các hoạt động như mang tính chất học thuật như: nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, ngoại ngữ, các câu lạc bộ và các hoạt động đoàn thể. Học tập tại Khoa QTKD – HVNH bạn có cơ hội trở thành công dân toàn cầu với khả năng làm việc chuyên nghiệp và không ngừng sáng tạo và đổi mới cho sự phát triển. Khoa QTKD, HVNH sẽ luôn đồng hành cùng với các bạn sinh viên trên con đường trở thành nhà doanh nhân thành đạt.
4. Đại học Thăng Long
- Địa chỉ: Đường Nghiêm Xuân Yêm – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
- Website: thanglong.edu.vn
- Hotline: 0243 858 7346
- Điểm trúng tuyển (2020): 22.6
- Tổ hợp xét tuyển
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, được thành lập theo Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Theo Quyết định số 411/TTg ngày 09/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long trở thành Trường Đại học dân lập Thăng Long. Theo Quyết định số 1888/QĐ-TTg ngày 31/12/2007của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học dân lập Thăng Long được chuyển đổi sang loại hình trường đại học tư thục với tên gọi là Trường Đại học Thăng Long. Văn bằng của Trường nằm trong Hệ thống văn bằng Quốc gia.
Chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo được xây dựng một cách khoa học, linh hoạt và mềm dẻo, cập nhật thường xuyên theo xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới và bám sát nhu cầu của thị trường lao động.
- Có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực tế đa dạng của người học và nhu cầu thiết thực của xã hội.
- Đặc biệt, còn có nhiều môn học bổ trợ phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên/học viên như: Kỹ năng lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh, Đồ họa truyền thông, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng thuyết trình…
Phương pháp đào tạo:
- Trường tích cực áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến, lấy người học làm trung tâm và gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Trong quá trình học tập, sinh viên có nhiều cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và cán bộ trong trường để hiểu sâu hơn bài giảng và nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.
- Học tập và thi cử được tổ chức nghiêm túc theo tinh thần“Học thật, thi thật”. Đại học Thăng Long tự hào là một môi trường sư phạm trong sạch, không có tiêu cực trong học tập, thi cử.
- Nắm bắt được yêu cầu và xu thế chung của nền giáo dục hiện đại, Trường Đại học Thăng Long đã nhạy bén, đi tắt đón đầu áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ ngay từ năm 1998, là một trong những trường đầu tiên của Việt Nam áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Với hình thức đào tạo này, sinh viên có thể chủ động sắp xếp kế hoạch học tập và lựa chọn môn học phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân trong khuôn khổ chương trình từng ngành. Sinh viên có nhiều thuận lợi khi chuyển ngành học hoặc học nhiều ngành, sinh viên giỏi có thể ra trường trong thời gian ngắn nhất.
5. Đại học Công Nghệ Đông Á
- Tòa nhà Polyco Group, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline: 024 6262 7797
- Email:tuyensinh@eaut.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/
- Đăng kí XÉT TUYỂN: https://eaut.edu.vn/tuyensinhdaihoc
- Điểm trúng tuyển (2020): 16
- Tổ hợp xét tuyển
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
Đại học Công Nghệ Đông Á là trường đại học của doanh nghiệp, đào tạo các ngành học theo hướng công nghệ ứng dụng, hoàn toàn theo phương pháp mới, không lan man lý thuyết, dạy những gì mà doanh nghiệp cần.
Tìm hiểu thêm những thế mạnh đào tạo quản trị kinh doanh thời đại công nghệ 4.0 tại Đại học Công Nghệ Đông Á
Hình thức đào tạo ngành QTKD
- Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và hành trang làm chủ doanh nghiệp trong bối cảnh “xã hội thông tin” và “kinh tế tri thức”
- Khối kiến thức nên tảng và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực, quản trị doanh nghiệp, kế toán và tài chính, hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị thương mại, quản trị dự án…
- Khối kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực, quản lý đổi mới sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh, tài chính gọi vốn, quản lý công nghệ và đổi mới..
- Khối kiến thức về ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, thành thạo kỹ năng tin học ứng dụng, có cơ hội tiếp cận và thực hành các phần mềm quản trị doanh nghiệp, sử dụng marketing số trong kinh doanh…
- Khối kiến thức kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, khẳ năng giao tiếp và kết nối với doanh nghiệp..
- Đội ngũ cán bộ giảng viên tâm huyết, nhiều kinh nghiệm, đào tạo theo định hướng đổi mới “Lấy người học làm trung tâm,tăng só giờ học thực hành và giảm giờ học lý thuyết đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”
Hợp tác với các trường quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTKD
- Liên kết với trường đại học Na uy đào tạo kỹ năng lãnh đạo và khởi nghiệp
- Ký kết hợp tác giữa trường Đại học Công Nghệ Đông Á và trường đại học Công nghệ WUFENG Đài Loan
- Ký kết hợp tác giữa Viện đào tạo và hợp tác quốc tế và tổ chức giáo dục toàn cầu Gegco-Đại học Curtin
- Ký kết hợp tác giữa Đại học Công Nghệ Đông Á và trường đại học thể dục thể thao Gdansk
- Thế mạnh của ngành được nhìn nhận từ nhiều góc độ mà rõ ràng nhất là sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Polyco group, Siemens…
Với tôn chỉ ” Nói không với thất nghiệp ” Trường đại học Công Nghệ Đông Á luôn hướng tới khả năng làm việc, thực hành của sinh viên. Cam kết sinh viên ra trường đều có việc làm với mức lương tốt nhất.