[PHÂN LOẠI] 7 CHUYÊN NGÀNH HOT NHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 

Những năm gần đây, Công nghệ thông tin vẫn là ngành học đứng đầu các ngành khoa học – kỹ thuật, được các bạn thí sinh lựa chọn là ngành học để theo đuổi đam mê công nghệ của mình. Bởi học công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội, cơ hội việc làm và tạo ra nguồn thu nhập “khủng” cho người lao động. Tuy nhiên, công nghệ thông tin lại được chia thành khá nhiều chuyên ngành chuyên sâu. Cùng đại học Công Nghệ Đông Á tìm hiểu thêm về 7 chuyên ngành hot của ngành công nghệ thông tin và cơ hội việc làm cho các chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp nhé. 

Vì sao ngành công nghệ thông tin lại được lựa chọn nhiều nhất

Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá cùng các chủ trương phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet, công nghệ thông tin mặc định trở thành ngành học “hot” nhất, đa dạng công việc và mang lại mức lương hấp dẫn nhất hiện nay. Được đánh giá là ngành học Hot nhất, công nghệ thông tin luôn có những ưu điểm nổi trội của mình để trở thành ngành học được yêu thích nhất khối ngành kỹ thuật.

nhu cau nhan luc cntt

Nhu cầu nhân lực cao, cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở

Hiện nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của internet và các nền tảng kinh doanh online, mỗi đơn vị cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp ở bất kỳ đâu cũng đều cần và sở hữu nền tảng online bán hàng như website, mạng xã hội, kết nối internet, nên nhu cầu về các vị trí quản lý web, IT,…thuộc ngành công nghệ thông tin rất lớn trải dài khắp các miền tổ quốc… 

Các doanh nghiệp về phần mềm, phát triển hệ thống… lại càng cần phải có lượng kỹ sư công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công việc để duy trì và phát triển hệ thống của doanh nghiệp mình. Đối với các kỹ sư công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm đều rất lớn, nên các bạn không lo thất nghiệp khi ra trường, chỉ cần bạn cố gắng nắm chắc kiến thức chuyên môn, có sự yêu thích, đam mê gắn bó với nghề thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ rất có tương lai với ngành học này. 

Không phân biệt bạn là ai – Chỉ trọng dụng nhân tài

Điều khác biệt lớn nhất khi bạn theo học ngành công nghệ thông tin là ngành này chỉ cần bạn có kiến thức, am hiểu và có tâm với nghề, vất vả, chịu khó và có thể đảm bảo được công việc thì bạn cứ yên tâm theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình. Bởi thực chất, ngành học này khá khó và khô khan, công việc của ngành công nghệ thông tin cũng vậy.   Các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư IT chỉ cần kỹ sư đó đáp ứng được nhu cầu công việc, họ không quan tâm tới bạn là ai, xuất thân như thế nào nên bạn sẽ được đối xử rất công bằng khi theo đuổi công việc cũng như ngành học hấp dẫn này. 

Khẳng định giá trị bản thân khi theo đuổi ngành học này

Công việc ngành công nghệ thông tin có tính cạnh tranh khá gay gắt, nếu bạn không cố gắng trau dồi, học hỏi, update kiến thức liên tục sẽ rất dễ bị đào thải. Đó cũng là lý do khiến các kỹ sư công nghệ thông tin trụ vững với nghề, có mức thu nhập tốt, cơ hội nghề nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa các kỹ sư công nghệ thông tin này đang khẳng định được giá trị cũng như chỗ đứng của mình trong lĩnh vực này. 

Để theo đuổi ước mơ kỹ sư công nghệ thông tin và tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống của chính mình, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ một trong 7 chuyên ngành chuyên sâu của công nghệ thông tin nhằm định hướng đúng đắn con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai. 

chuyen nganh ky thuat may tinh

Các chuyên ngành công nghệ thông tin – cơ hội việc làm của từng chuyên ngành

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính sẽ được học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học. Sinh viên chuyên ngành này có thể giải quyết các vấn đề về phần cứng của máy tính và còn có thể tập hợp nghiên cứu tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và xử lý hệ thống siêu máy tính. 

Chuyên ngành này sẽ giúp các bạn sinh viên có kiến thức nền tảng về khoa học máy tính. Kỹ sư máy tính cần giải quyết các vấn đề liên hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính, biết thiết kế và xây dựng các bộ xử lý các bộ phận của máy tính để hỗ trợ hoạt động của phần mềm máy tính. 

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính sẽ có vị trí công việc khá đa dạng như: Lập trình viên mảng lập trình nhúng tức là lập trình các con chip trong hệ thống điều khiển xe ô yoo, thiết bị di động, đồ gia dụng,… kỹ sư điện tử – mạch điện, nhân viên IT trong các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính và phần mềm. 

Chuyên ngành khoa học máy tính

Sinh viên khi theo học chuyên ngành khoa học máy tính sẽ được học các nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm, bạn sẽ hiểu được tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn. 

Khoa học máy tính là một trong các chuyên ngành công nghệ thông tin có cơ hội việc làm rộng mở nhất, kỹ sư công nghệ ngành khoa học máy tính có thể làm các vị trí như: Chuyên viên phân tích và thiết kế lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình viên: Web Developer, App Developer,…Cũng có thể giảng dạy các môn chuyên ngành công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo khác nhau hoặc trở thành chuyên viên nghiên cứu công nghệ thông tin. 

khoa hoc may tinh

Chuyên ngành công nghệ phần mềm

Trong thời đại công nghệ 4.0, đa số các lĩnh vực đều được tin học hoá vì thế, ngành công nghệ phần mềm trở nên cần thiết và quan trọng hơn. Các ứng dụng trên điện  thoại hoặc máy tính đều là các sản phẩm của công nghệ phần mềm. 

Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học về khả năng xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình, có thể phân tích, đánh giá yêu cầu dự án, các giải pháp tiếp cận công nghệ mới, biết áp dụng công cụ và phần mềm có sẵn để phát triển các dự án đáp ứng yêu cầu công việc của khách hàng theo lĩnh vực cụ thể, có thể thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan doanh nghiệp, trường học,…

 Sinh viên theo chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc như: Lập trình viên thiết kế web( web developer), ứng dụng điện thoại (app developer) hoặc thiết kế game (game developer), nhân viên IT ở phòng sản phẩm của các công ty công nghệ và ở phòng kỹ thuật của tất cả các công ty, tổ chức, có thể tự phát triển phần mềm của riêng mình và bán bản quyền cho các cơ quan, tổ chức cần dùng.

Chuyên ngành kỹ thuật mạng

Sinh viên theo học chuyên ngành kỹ thuật mạng sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, dịch vụ mạng, thực hành an ninh mạng, thiết kế mạng, mạng không dây, có khả năng thiết kế hệ thống mạng, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc quản trị mạng, an ninh mạng, đường kết nối, lưu trữ cơ sở dữ liệu và hệ thống backup thông tin. 

Sau khi ra trường, tân kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật mạng có thể làm các vị trí công việc như: Chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên về quản trị mạng, chuyên viên đảm nhận pentest (kiểm thử xâm nhập) hệ thống mạng các tổ chức, chuyên viên chịu trách nhiệm tư vấn và thiết kế hệ thống mạng và an toàn thông tin. 

Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Sinh viên chuyên ngành này sẽ được làm quen và học cách làm chủ những công nghệ mạng phổ biến như thư điện tử, truyền tải tập tin, truyền thông thông tin, hoặc nhưng công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin. 

Sinh viên chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu khi ra trường có thể làm tại các vị trí như: Chuyên viên phát triển quản trị mạng tại các cơ quan, tổ chức ngân hàng, nhà cung cấp mạng, chuyên viên phụ trách thiết kế mạng cho các cơ quan, đơn vị: xây dựng hệ thống mạng theo yêu cầu, chuyên viên đảm nhiệm việc phát triển phần mềm mạng và ứng dụng trên mạng, nhân viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng mạng…

CNTT

Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin

Đây là chuyên ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp. Sinh viên sẽ được học các kiến thức về thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có tính cạnh tranh hơn. 

Sinh viên chuyên ngành này sau khi ra trường có thể làm tại các vị trí công việc như: Lập trình viên mảng cơ sở dữ liệu, nhân viên tư vấn, thiết kế và lập trình cho các công ty phần mềm, nhân viên quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin cho các cơ quan, tổ chức, nhân viên đào tạo và kiểm định nghiệp vụ. 

Chuyên ngành Big Data & Machine Learning

Big Data mang lại cơ hội tiếp cận và lưu trữ số lượng lớn dữ liệu cho các doanh nghiệp. Các kỹ sư của chuyên ngành này sẽ được đào tạo nhằm đảm bảo xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, được đào tạo các kỹ năng lập trình, sử dụng và phân tích dữ liệu cũng như các thao tác cho mục đích tiếp thị,…hoặc các nhà khoa học dữ liệu – những người có thể tích hợp Big Data vào bộ phận IT và các chức năng kinh doanh của công ty. 

Đây là chuyên ngành khá mới ở Việt Nam nhưng lại thuộc top ngành “hot” nhất trong các chuyên ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây. Các vị trí mà kỹ sư chuyên ngành này có thể làm sau khi ra trường như: Kỹ sư/chuyên viên phát triển các ứng dụng AI vào các phần mềm, kỹ sư phát triển hệ thống tự động hoá, kiến trúc sư về mảng dữ liệu, chuyên gia nghiên cứu AI chuyên sâu…

BIG DATA 1

Xem thêm: Các trường đào tạo ngành công nghệ thông tin tốt nhất

Trên đây là 7 chuyên ngành cơ bản của ngành công nghệ thông tin. Các chuyên ngành công nghệ thông tin đều mở ra nhiều cơ hội việc làm rộng mở và hấp dẫn cho các bạn sinh viên theo học ngành này. Hy vọng với những thông tin trên, ngành công nghệ thông tin trường đại học Công Nghệ Đông Á sẽ là địa chỉ chắp cánh cho ước mơ kỹ sư công nghệ thông tin tương lai cho các bạn trẻ. 

 

NỘP HỒ SƠ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *