NHỮNG LẦM TƯỞNG MUÔN THUỞ VỀ MARKETING

Marketing là làm quảng cáo? Marketing cũng giống như sale đều là bán hàng? 2021 rồi đừng nhầm Marketing với những ngành khác nữa! Xoá ngay 04 LẦM TƯỞNG VỀ NGÀNH MARKETING dưới đây trước khi vào ngành nhé!

Xem thêm: NGÀNH MARKETING

A. Những lầm tưởng về Marketing

Dưới đây là tổng hợp của Markus về 4 lầm tưởng phổ biến về Marketing mà nhiều người mắc phải nhất

Lầm tưởng 01: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…

Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.

Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy cụ thể:

Tư duy của người làm PR (Quan hệ công chúng): làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
Tư duy của người làm Sales (Bán hàng): làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v…) đều là hợp lý.
Tư duy của người làm Branding (Thương hiệu): làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.

* Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận. Cho đi là nhận lại đó!

unnamed 1 1

Lầm tưởng 02: Chỉ doanh nghiệp lớn mới làm Marketing => cơ hội chỉ dành cho những ai thực sự xuất sắc

Trước đây, không chỉ các bạn sinh viên mà ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn tập đoàn lớn. Vì vậy tại các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ không có phòng Marketing trong công ty và chỉ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi!

=> Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!

Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu! Nhớ nhé, cùng 1 mức chi phí, sự thành công của chiến dịch tỷ lệ thuận với tư duy, trình độ của Marketer!

Hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp đã dần thay đổi đưa Marketing trở thành một trong những bộ phận được đầu tư. Các bạn trẻ khi mới ra trường được tạo cơ hội nhiều hơn. Các bạn có thể phát triển ở nhiều vị trí công ty không cần phải thi tuyển vào các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia mới có cơ hội phát triển trong lĩnh vực marketing.

Lầm tưởng 03: Phải thật sáng tạo!!!

– Vì sao em thích làm Marketing?
– Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
– Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
– Thôi thôi. Em không có nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!
Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất. Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học.

KY NANG MARKETING4

Lầm tưởng 04: Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing

“Chúng tôi là Marketer, và chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội.”
Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền. Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.

Giả dụ một ngày facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?) Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?!

 

B. Vậy học Marketing là học những gì?

Bạn sẽ học những gì khi bạn chọn marketing?

– Những kiến thức cơ bản về Marketing, kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu.

– Những kiến thức chuyên sâu về quản lý, về phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu.

– Tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing.

– Khả năng phân tích thông tin, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp.

– Chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện.

Một số môn học nổi bật: Nghiên cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Digital Marketing, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ. Chiến lược Marketing cho thế giới mạng, Quản trị thương hiệu, Nhượng quyền thương hiệu, Quảng cáo và khuyến mại, Marketing dịch vụ…

Không gian lớp học thiết kế trong xe ô tô
Không gian lớp học thiết kế trong xe ô tô

Triển vọng ngành Marketing trong tương lai

Marketing luôn có vị trí đặc biệt trong doanh nghiệp. Bởi vậy ngay cả khi nó trở thành ngành hút giới trẻ, thì cơ hội nghề nghiệp của ngành luôn rộng mở. Một số vị trí việc làm của người học marketing như sau:

– Chuyên viên nghiên cứu thị trường; phát triển sản phẩm.

– Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng.

– Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu.

– Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing…

– Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing.

– Công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. 

Học ngành Marketing tại Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT)

Đại học Công nghệ Đông Á có xét tuyển học bạ với ngành Marketing. Các khối xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý

– EAUT chú trọng công tác thực hành (30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

– Mô đào tạo gắn kết thực tiễn, sinh viên có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh thực tế thông qua những buổi kiến tập và thực tập tại các doanh nghiệp.

– Trang bị các kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh và marketing như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…

– Sinh viên thường xuyên được gặp và được nghe những chia sẻ từ các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế từ những buổi hội thảo chuyên đề, định hướng nghề nghiệp việc làm giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về ngành Marketing.

– 100% giảng viên của Khoa có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, được đào tạo và cấp bằng bởi các trường đại học danh tiếng.

Hy vọng sau bài viết này, những ai đang băn khoăn trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, ngành học sẽ có thêm một lựa chọn tham khảo để đi đến quyết định. Chúc các bạn thành công!

(*)Chuyên ngành Marketing thuộc ngành Quản trị Kinh doanh 

 

NỘP HỒ SƠ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *