Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Trong thời đại Công nghiệp 4.0, Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Điện Lạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội và thành công của công cuộc hiện đại hóa đất nước. Năng lượng nhiệt góp mặt trong mọi quá trình sản xuất điện và là thành phần không thể thiếu trong các ngành công nghiệp như: luyện kim, cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, hóa chất, dầu khí, chế biến thực phẩm…vì thế ngành Kỹ thuật Nhiệt- Điện lạnh phát triển mạnh và có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế hiện đại.

Ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh

Công nghệ kỹ thuật nhiệt (nhiệt điện lạnh) là ngành học cung cấp kiến thức, huấn luyện các kỹ năng thiết kế, gia công cơ khí chế tạo, vận hành điều khiển các thiết bị nhiệt lạnh (đun nóng, cô đặc, thiết bị phản ứng, thiết bị sấy, thiết bị làm lạnh, thiết bị điều hòa không khí,…). Các thiết bị nhiệt lạnh là thành phần quan trọng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất bia, rượu, nước giải khát, nhà máy chế biến sữa, các nhà máy sản xuất hóa chất,

Ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt( điện lạnh) xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt( điện lạnh)

Theo học ngành các bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu bao gồm cả các kiến thức mang tính chuyên ngành như:

– Nhiệt – lạnh: Thiết kế, tư vấn, thi công hệ thống cơ điện lạnh, điều hòa không khí trung tâm cho các nhà cao tầng, nhà máy cấp trữ đông, nhà máy nước đá, kho lạnh lò hơi, nhiệt điện…

– Cơ khí: Cơ chế hoạt động, công nghệ chế tạo máy cho ngành nhiệt, điện lạnh

– Tự động hóa và điều khiển hệ thống nhiệt lạnh tự động

Các môn học chuyên ngành như: Kỹ thuật lạnh, thông gió và điều hòa không khí, kỹ thuật sấy, lò hơi và mạng nhiệt, lò công nghiệp, kỹ thuật bảo vệ môi trường, điều khiển tự động hóa quá trình nhiệt-lạnh, thiết kế hệ thống lạnh và điều hòa không khí, thiết kế lò hơi và mạng nhiệt, lắp đặt-vận hành-sửa chữa lò hơi và mạng nhiệt, lắp đặt-vận hành-sửa chữa lò hơi và điều hòa không khí….

Ngành nhiệt lạnh

Chọn ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt (nhiệt điện lạnh), sinh viên sẽ…
– Được cung cấp những kiến thức về thiết kế phương án, thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật và thi công hệ thống nhiệt, lạnh và thông gió;
– Đào tạo thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, quy trình công nghệ lắp ráp, quy trình công nghệ sửa chữa và khai thác hệ thống nhiệt lạnh và thông gió; …
– Có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin để thực hiện nghiên cứu khoa học về các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh và thông gió.
– Có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
– Được đào tạo thực hành tại Tập đoàn POLYCO với một hệ thống phòng thí nghiệm, nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị, nhà máy sản xuất bia SÀI GÒN – HÀ NỘI.
– Có cơ hội được tuyển dụng làm việc cho tập đoàn và các thành viên của Tập đoàn POLYCO ngay trong quá trình đào tạo.

Học ngành kỹ thuật nhiệt bạn cần có những kỹ năng gì?

Để học tốt ngành kỹ thuật nhiệt bạn cần phải có một số kỹ năng như:

– Kỹ năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.

– Kỹ năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm cũng như khả năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả.

– Kỹ năng thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh, điều hòa không khí và các hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.

– Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lãnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.

– Kỹ năng Phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh;

– Kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng cải tiến để nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.

– Kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm trong chuyên ngành như: Autocad, Visual Basic, Matlab…

Học Ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt – điện lạnh ở EAUT

Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á với sự đầu tư trực tiếp của tập đoàn POLYCO-Tập đoàn hàng đầu về nghiên cứu thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ trong ngành thực phẩm và là nhiều đối tác lớn của nhiều tập đoàn trong nước và quốc tế. Với mục đích đào tạo những kỹ sư có trình độ cao đáp ứng được nhu cầu thực tế mà thị trường đang mong muốn trường đang áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại với các giáo trình tiên tiến hiện được sử dụng ở trong nước và các nước công nghiệp phát triển. Trường cam kết mạnh mẽ, và đảm bảo là cầu nối giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm và trái nghiệm thực tiễn.

Chất lượng giảng dạy hàng đầu

Chọn Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt của Đại học Công nghệ Đông Á sinh viên sẽ được học tập dưới sự giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Các cán bộ giảng viên của nhà trường đều là các giáo sư đầu ngành có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm lẫn kinh nghiệm thực tế làm việc tại tập đoàn Polyco.

Học đi đôi với hành

Bên cạnh chương trình giảng dạy trên lớp, sinh viên ngành kỹ thuật nhiệt còn được thực hành tại các phòng thí nghiệm được tài trợ bởi các tập đoàn đối tác lớn: Tập đoàn Polyco, Siemen (Đức), Rockwell (Mỹ Ngoài ra sinh viên còn tham gia thực tập tại các nhà máy, doanh nghiệp theo các chương trình kết hợp với doanh nghiệp…

Đảm bảo đầu ra cho sinh viên

Sinh viên tốt nghiệp Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt của trường Đại học Công nghệ Đông Á được nhà trường đảo bảo đầu ra. Nhà trường và Sinh viên sẽ thực hiện ký cam kết mỗi bên giữ một bản, nhà trường cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm. Tuỳ theo năng lực của từng sinh viên sẽ được phân bổ vào các vị trí của tập đoàn đối tác: Polyco, Sabeco,…

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Nhu cầu nhân lực
Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành kỹ thuật nhiệt (nhiệt điện lạnh) khoảng 1.000 – 1.500 vị trí/năm, trong khi tổng số lượng kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp hàng năm chỉ khoảng 500 – 800 sinh viên, nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được việc làm. Do đó ngành công nghệ kỹ thuật Nhiệt – Điện Lạnh có triển vọng nghề nghiệp vô cùng lớn.

Học ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt( điện lạnh) sinh viên ra trường sẽ làm gì?

Một số vị trí mà sinh viên có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp như:
– Trong các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng nhiệt năng: nhà máy giấy, chế biến thực phẩm, dệt may, mía đường, ngành nhựa – chất dẻo, xí nghiệp dược phẩm…
– Các nhà máy đông lạnh thủy hải sản.
– Nhà máy nhiệt điện.
– Các cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn lớn, siêu thị, cảng, sân bay,…
– Các công ty sản xuất, kinh doanh thiết bị nhiệt – lạnh.
– Các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo.
– Các công ty tư vấn thiết kế hệ thống nhiệt, lạnh trong và ngoài nước cùng các lĩnh vực khác có liên quan.

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây


Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.

Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành

  • thay thuan 3
    GS.TS Đinh Văn Thuận
  • Quá trình đào tạo:
    • 2014: Giáo sư Cambridge;
    • 2013: Phó Giáo sư;
    • 1966: Tiến sĩ chuyên ngành Máy và thiết bị nhiệt lạnh;
    • 1978: Kỹ sư ngành Máy và thiết bị nhiệt lạnh.
    Quá trình công tác:
    • 2013 – nay: Chủ tịch hội đồng thành viên, Công ty Cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa (POLYCO);
    • 2013 – 2015: Hiệu trưởng, Trường Đại học Công nghiệp Vinh;
    • 1996 – 2013: Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội;
    • 1979 – 1996: Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới, Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình
    • 2005: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy bia;
    • 2005: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền chế biến sữa chua công suất 6000 lít/giờ;
    • 2005: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất cồn hiện đại ứng dụng cho các nhà máy Rượu cồn Việt Nam;
    • 2005: Đồng chủ nhiệm cụm công trình đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ năm 2005: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm” đưuọc đánh giá đặc biệt xuất sắc về KHCN và tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng hco Nhà nước, tương đương nhập ngoại;
    • 2005: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy bia đã được ứng dụng thành công xuất sắc cho nhà máy bia Thanh Hóa, tiết kiệm >20% năng lượng điện, Nhiệt lạnh cho nhà máy;
    • 2005: Công trình đạt giải thưởng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO của Liên Hiệp Quốc dành cho công trình xuất sắc nhất;
    • 2004: Công trình dự thi đạt giải Nhất giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTECH 2004: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị sản xuất sữa chua 6000lít/giờ”
    • 2003: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất sữa chua 6000lít/giờ;
    • 2002: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất cồn;
    • 2000: Công trình giải Nhất về giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTECH 2000: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo và lắp đặt, hiện đại hóa hệ thống thiết bị sản xuất bia, thiết bị tái chế nhựa phế thải, một số thiết bị công nghiệp giấy… với sử dụng kỹ thuật tự động hóa”;
    • 2000: Nghiên cứu thiết kế chế tạo và ứng dụng hệ thống thiết bị tự động xử lý chất thải nhựa bột;
    • 1998: Nghiên cứu cải tiến, thiết kế và chế tạo thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời;
    • 1998: Nghiên cứu các phương pháp và thiết bị thu năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời để chạy máy lạnh hấp thụ.


A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt – Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn: Máy lạnh công suất nhỏ: Tủ lạnh gia đình, thương nghiệp. Máy điều hòa không khí dân dụng, trên xe hơi…; Máy lạnh công nghiệp: Hệ thống lạnh cấp đông, kho lạnh, sản xuất đồ uống (bia, nước giải khát, nước đá,…); Kỹ thuật không khí: Điều hòa không khí, thông gió, xử lý bụi công nghiệp,…; Lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt; Bơm nhiệt và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, đời sống; Năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối,…; Máy và thiết bị nhiệt trong công nghệ thực phẩm, hóa chất: Kỹ thuật sấy, chưng cất, trích ly, kết tinh, cô đặc, chiên, nướng,…; Cấp thoát nước, khí đốt sinh hoạt; Tua bin và nhà máy nhiệt điện; Tổ chức, quản lý sản xuất và Marketing các thiết bị nhiệt lạnh.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Thiết kế, lắp đặt hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…; Tư vấn, cung cấp thiết bị, giám sát thi công lắp đặt hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…; Sử dụng hiệu quả hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…; Sử dụng bơm nhiệt trong công nghệ thực phẩm, đời sống…; Sử dụng năng lượng tái tạo trong công nghệ thực phẩm, đời sống…; Kiểm định chất lượng thiết bị nhiệt, điện lạnh; Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…; Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước, khí đốt cho tòa nhà, cao ốc; Thiết kế, lắp đặt, vận hành bảo dưỡng một số thiết bị trong nhà máy nhiệt điện.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kinh doanh hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…
– Doanh nghiệp tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát thi công hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…
– Doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy…
– Cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhiệt, điện lạnh.
– Cơ quan kiểm định chất lượng thiết bị nhiệt lạnh.
– Doanh nghiệp sử dụng hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi, hệ thống nhiệt công nghiệp, hệ thống sấy…
– Doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kinh doanh hệ thống năng lượng tái tạo, bơm nhiệt.
– Doanh nghiệp thiết kế, lắp đặt, cung cấp thiết bị, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước nóng, nước lạnh, khí đốt và thoát nước sinh hoạt cho tòa nhà, cao ốc.
– Nhà máy nhiệt điện.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang biết đến với mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp cũng như xu thế nhận thức của con người. Bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến điều khiển – tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp tới các ứng dụng dân dụng. Theo nhận định của các chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và tương lai nghề nghiệp vô cùng rộng mở.

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là gì?

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học chuyên về nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (dược phẩm, sắt thép, xi măng, nước giải khát,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa

Ngành xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Các môn học chuyên ngành: kỹ thuật vi xử lý, truyền động điện, an toàn điện, điều khiển quá trình, kỹ thuật điều khiển tự động, điện từ công xuất, điều khiển logic vad PLC, Các hệ thống điều khiển phân tán, kỹ thuật lập trình…

dieu-khien-tu-dong-hoa


Chọn ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa, sinh viên sẽ…

– Được cung cấp những kiến thức về thiết kế phương án, thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật và thi công hệ thống nhiệt, lạnh và thông gió;
– Đào tạo thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, quy trình công nghệ lắp ráp, quy trình công nghệ sửa chữa và khai thác hệ thống nhiệt lạnh và thông gió; …
– Có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin để thực hiện nghiên cứu khoa học về các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh và thông gió.
– Có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
– Được đào tạo thực hành tại Tập đoàn POLYCO với một hệ thống phòng thí nghiệm, nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị, nhà máy sản xuất bia SÀI GÒN – HÀ NỘI.
– Có cơ hội được tuyển dụng làm việc cho tập đoàn và các thành viên của Tập đoàn POLYCO ngay trong quá trình đào tạo.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa tại Đại Học Công Nghệ Đông Á (EAUT)

Thế Mạnh Đào Tạo

– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa tại EAUT chú trọng công tác thực hành ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

– EAUT có ưu thế nổi bật nằm ngay tại khu công nghiệp với nhà máy cơ khí, nhà máy bia là nơi tương tác trực tiếp để các sinh viên có điều kiện học trực tiếp từ thực tế, thực hành và rèn luyện tốt nhất cho các kỹ năng ngành nghề từ cơ khí, tự động hóa, nhiệt lạnh, hóa thực phẩm, công nghệ thông tin..

– Nội dung học mang tính chắt lọc những vấn đề cốt lõi của ngành, từ cơ bản tới nâng cao giúp sinh viên khi ra trường dễ dàng thích ứng với công việc thiết kế, tư vấn, phát triển quản lý và vận hành sản xuất.

– Chương trình đào tạo được xây dựng công phu và giảng dạy nhiệt tình bởi các chuyên gia đầu ngành.

– Sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức nền tảng để tiếp cận các thành tựu khoa học trên thế giới và thích ứng với môi trường khoa học công nghệ đang thay đổi.

– Được rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điều khiển – tự động hóa một cách hiệu quả nhất.

Phòng thí nghiệm điều khiển – tự động hóa tại EAUT

Phòng thí nghiệm Điều khiển – Tự động hóa: Trang bị máy tính, các bộ thí nghiệm đo lường và điều khiển quá trình, PLCs, các loại động cơ xoay chiều, bộ điều khiển-khí nén gồm: Pannerl điều khiển, máy nén khí, bộ xử lý khí, van điện tử,Xylanh, bộ điều áp, áp kế, van các loại, phòng thí nghiệm…hệ điều khiển tự động khí nén FESTO, Siemens… S7-1500, hệ thống điều khiển tự động ROCKWELL AUTOMATION…

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Nhu cầu nhân lực
Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa là một trong năm lĩnh vực nghề “hot” nhất hiện nay. Tại Việt Nam, không khó để tìm thấy một lời đề nghị mức lương tầm 400-500 USD cho những ứng viên ngành tự động hóa.
Chuyên ngành tự động hóa thường xuyên được nhà tuyển dụng lấy người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cử nhân ngành tốt nghiệp có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.

Triển  vọng Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa

Những vị trí mà sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp như:

– Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

– Chuyên viên vận hành kỹ thuật, phân tích mô phỏng.

– Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường có chuyên ngành điều khiển – tự động hóa

– Quản lý và điều hành hệ thống tự động sản xuất tại nhà máy.

– Kỹ sư tự động hoá điều khiển.

– Kỹ sư chuyên thiết kế Điện – Tự động hoá.

– Chuyên viên tự động hoá.

– Kỹ thuật viên chuyên bảo trì Điện – Tự động hoá.

– Quản lý, kinh doanh Robot tự động.

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây


Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.

Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành

  • thay nha 2

    GS.TS Đinh Văn Nhã

  • Quá trình đào tạo:
    • 1972: Kỹ sư Điều khiển tự động. Nơi đào tạo: Liên Xô
    • 1975: Tiến sĩ chuyên ngành Điều khiển tự động. Nơi đào tạo: Liên Xô
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    • 2015 – 2020: UV Hội đồng Trung ương – Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
    • 2007 – nay: UV Ban chấp hành Trung ương Hội các nhà Quản trị doanh nghiệp Việt Nam; Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng thư ký hội Tự động hóa Việt Nam
    • 2012 – 2015: Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Vinh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường IUV, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Ứng dụng IUV, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư IUV, Chủ nhiệm ngành Điều khiển tự động hóa – Tự động hóa IUV.
    • 2008 – 2011: Giám đốc Trung tâm NCKT Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    • 1995 – 2008: Phó Giám đốc Trung tâm NCKT Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    • 2001 – 2006: Phó chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ Tự động Việt Nam
    • 1976 – 2013: Giảng viên, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình
    • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và hiện đại hóa hệ thống thiết bị sản xuất bia, thiết bị tái chế nhựa phế thải, một số thiết bị công nghiệp giấy
    • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng hệ thống tự động cho các thiết bị xử lý chất thải nhựa, bột
    • Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm
    • Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các phương tiện, thiết bị và các hệ thống tự động hóa cho kiểm tra bảo vệ môi trường
    • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất cồn hiện đại ứng dụng cho các nhà máy cồn Việt Nam
    • Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy bia.

 

  • thay thanh 3

    TS Đinh Văn Thành

  • Quá trình đào tạo:
    • 2008: Kỹ sư Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    • 2009: Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    • 2013: Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    Quá trình công tác:
    • 2009 – 2013: Phó Tổng Giám đốc – Tập đoàn POLYCO
    • 2013 – nay: Tổng Giám đốc – Tập đoàn POLYCO
    • 2011 – nay: Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Đức – Việt
    • 2015 – nay: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình:
    • 2013: Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho lĩnh vực rượu, bia, nước giải khát Việt Nam.
    • 2012: Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy bã bia sử dụng nhiệt dư của nhà máy.
    Công trình khoa học đã công bố:
    • “Assessment of gradient-based iterative learning controllers using a multivariable test facility with varying interaction” – Control Engineering Practice, 29, 158-173;
    • “Experimentally verified point-to-point iterative learning control for highly coupled systems” – International Journal of Adaptive Control and Signal Processing (DOI: 10.1002/acs.2472);
    • “Norm optimal iterative learning control with intermediate point weighting: theory, algorithms and experimental evaluation: – IEEE Transactions on Control Systems Technology, 21, (3), 999-1007. (doi:10.1109/TCST.2012.2196281)…


A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học cơ bản;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn:
– Có hiểu biết về lĩnh vực cơ khí: bao gồm vật liệu, đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC.
– Có hiểu biết về các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng năng lượng tái tạo;
– Các kiến thức về Điện – điện tử: điện kỹ thuật, điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm biến đo lường, điện tử công suất;
– Các kiến thức về điều khiển: Điều khiển bằng Rơ le, điều khiển bằng PLC, vi điều khiển, Robot công nghiệp, máy điều khiển theo chương trình số CNC;
– Các kiến thức về mô phỏng và tính toán: Autocad, Orcad, Matlab, Visual Basic, Win CC, SCADA, SolidWorks;
– Có kiến thức về tích hợp thông tin trong hệ thống điều khiển, hệ modul sản xuất linh hoạt MPS, hệ thống điều khiển quá trình PCS, mạng truyền thông;
– Có kiến thức thực tế của quá trình sản xuất công nghiệp và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất công nghiệp;
– Có kiến thức về quản lý bảo trì các hệ thống công nghiệp, ứng dụng máy tính (AXAPTA, CMMS,..) trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các hệ thống công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp;
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống tự động hóa hoặc các loại sản phẩm tự động hóa với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện-thuỷ-khí; Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp;
– Có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống và trang thiết bị tự động, các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp;
– Đề xuất, thiết kế các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu;
– Đề xuất, thiết kế, lập dự án; tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;
– Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa;
– Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường;
– Thiết kế, mô phỏng, thi công các mạch điều khiển ứng dụng trong sản xuất và sinh hoạt;
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

– Các công ty tư vấn, thiết kế dây chuyền sản xuất, hệ thống tự động;
– Các công ty, nhà máy có ứng dụng hệ thống tự động trong sản xuất….với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.
– Dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, ngành công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững (30%/năm). Tại hội nghị quốc gia “phát triển nguồn nhân lực CNTT” Do bộ GD-ĐT phối hợp với bộ thông tin truyền thông đưa ra dự báo Việt Nam sẽ thiếu nhân lực nghiêm trọng cho tới năm 2020 vì vậy ngành công nghệ thông tin đang là một trong những ngành hót nhất của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên học ngành CNTT sẽ có tương lai vô cùng rộng mở.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là lĩnh vực nghiên cứu về phần cứng, phần mềm quy trình vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin. Trong thời gian của thế giới “phẳng” như ngày nay, công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong sự phát triển của xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành một phần tất yếu, là cầu nối giữa các thành phần của một xã hội toàn cầu.
Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, Công nghệ thông tin luôn được xem là sự lựa chọn thông minh của các học sinh phổ thông bởi tính ổn định và sự hấp dẫn của các cơ hội nghề nghiệp.

Đào tạo ngành công nghệ thông tin

Các chuyên ngành đào tạo:

– Mạng máy tính & truyền thông

– Công nghệ phần mềm

– Khoa học máy tính

– Hệ thống thông tin quản lý

Các môn học chuyên ngành: Lập trình NET, Kiến trúc máy tính, An toàn bảo mật, Quản trị mạng, Nguyên lý hệ điều hành, Hệ quản trị CSDL, Công nghệ đa phương tiện, Lập trình hướng đối tưởng, Lập trình web, Ngôn ngữ chính thức, Mạng máy tính, Lunux và công nghệ nguồn mở, Phân tích và thiết kế hệ thống, Công nghệ phần mềm…

Ngành công nghệ thông tin xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

infocntt 3


Chọn ngành Công nghệ Thông tin, sinh viên sẽ…
– Được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, cơ sở dữ liệu…
– Chương trình ngành CNTT đào tạo các kiến thức giúp sinh viên hướng tới đạt chuẩn Công nghệ thông tin của Nhật Bản (FE), tiêu chuẩn được công nhận tại rất nhiều nước trên toàn thế giới.
– Sinh viên CNTT hướng đến học tập và trau dồi cả Tiếng Anh và Tiếng Nhật, làm nền tảng ngôn ngữ, hướng tới cơ hội làm việc tại Nhật Bản
– Sinh viên được thực hành và tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến nhất tại các doanh nghiệp trong ngành CNTT, đồng hành nghiên cứu ra những sản phẩm mới có tính thượng mại cao.
– Điểm khác biệt tại Đại học Công nghệ Đông Á là sinh viên sẽ được trải qua 3 kỳ thực tập tại các Công ty công nghệ, tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyên môn tại các công ty này.
– Sinh viên được trang bị các kĩ năng phỏng vấn, viết CV cùng các cơ hội nghề nghiệp được giới thiệu thông qua chương trình học và hoạt động ngoại khóa.

Học Ngành công nghệ thông tin tại EAUT

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại EAUT chú trọng công tác thực hành ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo. trường có phương án đào tạo trên giảng đường kết hợp với thực hành trong các phòng máy, doanh nghiệp, trên môi trường mạng… một cách hợp lý, để trong một thời gian ngắn có thể giúp sinh viên trang bị được các kỹ năng làm việc cần thiết, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các những lĩnh vực cụ thể của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay ví dụ như: điện toán đám mây, mạng xã hội, học máy, ứng dụng web và di động, phân tích dữ liệu lớn trên nền tảng mạng kết nối vạn vật…

Sinh viên ngành công nghệ thông tin học gì?

  • Hai năm đầu, sinh viên được đào tạo khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành gắn với định hướng ứng dụng Công nghệ thông tin, sớm tiếp cận các hệ thông CPS, sớm làm việc với các mô hình công nghệ 4.0, phát triển kỹ năng lập trình phần mềm, xử lý dữ liệu số…
  • Năm 3 Sinh viên được đào tạo chuyên sâu theo định hướng 4 chuyên ngành: (1) Mạng máy tính & truyền thông, (2) Công nghệ phần mềm (3) Khoa học máy tính (4) Hệ thống thông tin quản lý
  • Năm 4 sinh viên sẽ đi thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp, áp dụng những kiến thức lý thuyết cùng với thực hành được đào tại trong trường vào công việc thực tiễn. Nhiều sinh viên năng động còn tham gia thực tập trong doanh nghiệp từ những năm đầu đại học.

Nhà trường đã đầu tư hệ thống máy tính đồng bộ với màn hình ASUS ips27, cấu hình chip core i5 đời mới nhất ram 8G, Card màn hình rời 2G chuyên dụng cho học đồ họa 3D…giúp sinh viên học tập trong điều kiện tốt nhất.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây

Để tìm hiểu thêm về nghành công nghệ thông tin của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á, các em xem thêm chi tiết tại đây…


Nhu cầu nhân lực
– Ngành CNTT dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng ngắn hạn và dài hạn.

– Trung bình ngành CNTT thiếu hụt khoảng 78.000 lao động mỗi năm nếu mức tăng trưởng nhân sự tiếp tục ở mức 8% và sẽ thiếu hơn 500.000 lao động chiếm hơn 78% tổng số nhân lực CNTT thị trường cần đến năm 2020. Do đó sinh viên học ngành CNTT nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được việc làm.

Học Ngành công nghệ thông tin sinh viên ra trường sẽ làm gì?

Một số vị trí mà sinh viên ra trường có thể làm việc trong các vị trí sau:

– Chuyên viên thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT.
– Chuyên viên quản lý, giám sát và đầu tư các dự án công nghệ thông tin.
– Chuyên viên khai thác dữ liệu, thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng.
– Chuyên viên có kĩ năng phát triển các ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ Web.
– Chuyên viên có kĩ năng trong việc phát triển các sản phẩm 3D và tạo hình các nhân vật 3D.
– Đặc biệt sinh viên có cơ hội trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin Nhật Bản, được các Công ty CNTT tại đây tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp và làm việc tại Nhật Bản.

Học Phí
Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

  • co gian thi thu huyen 3 Ths.Giang Thị Thu Huyền Thạc sỹ Hệ thống thông tin – ĐH Công nghệ, ĐHQGHN 2010 Bộ môn giảng dạy: Kiến trúc máy tính
  • co ngo thuy linh 3 Ths.Ngô Thùy Linh Thạc sỹ Hệ thống thông tin – ĐH Công nghệ, ĐHQGHN 2011 Bộ môn giảng dạy: Hệ thống thông tin quản lý
  • thay le van hung 2 Ths.Lê Văn Hùng Thạc sĩ chuyên ngành: Toán tin ĐHQGHN 2007, ĐHQGHN 2010 Bộ môn giảng dạy: Nguyên lý hệ điều hành
  • thay nguyen thanh thuy 3 Ths.Nguyễn Thanh Thụy Thạc sĩ chuyên ngành: Công nghệ Thông tin – ĐH Công nghệ, ĐHQGHN 2008 Bộ môn giảng dạy: Xác suất thống kê

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Được trang bị kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng các hệ thống phần mềm; hiểu các nguyên tắc quản lý dự án CNTT, đảm bảo chất lượng phần mềm; Được trang bị kiến thức về đa phương tiện và các công cụ xử lý đa phương tiện; Có kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; Có kiến thức về mạng máy tính, các phương pháp và quy trình đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng máy tính.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống máy tính và mạng máy tính cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp…, với quy mô vừa và nhỏ; Quản trị dữ liệu, quản trị mạng, quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty; Nghiên cứu, mô hình hóa các bài toán thực tế, xây dựng thuật toán, cơ sở dữ liệu, thiết kế và cài đặt các phần mềm ứng dụng; Tham gian quản lý dự án; đảm bảo chất lượng phần mềm. Xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống một cách hiệu quả; Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực CNTT; Tham gia nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin ở các bậc phù hợp; Tham gia triển khai, vận hành, khai thác các ứng dụng về dịch vụ hành chính công (chính phủ điện tử), thương mại điện tử.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Các doanh nghiệp thiết kế, gia công, phát triển phần mềm;
– Các công ty cung cấp nội dung số, sản xuất games;
– Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp;
– Các công ty kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm CNTT, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm.
– Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng… các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin.
– Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông (chỉ cần bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định).
– Các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:
– Lập trình viên; Chuyên viên phân tích nghiệp vụ; Chuyên viên thiết kế phần mềm; Chuyên viên kiểm thử phần mềm; Chuyên viên hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm CNTT; Chuyên viên quản trị mạng, cơ sở dữ liệu, website.
– Nghiên cứu viên/ Giảng viên CNTT.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông…

Kỹ thuật điện tửđiện tử là tạo ra các sản phẩm có giá trị cao với chi phí nguyên vật liệu ít. Nét đặc chưng nổi trội nhất của ngành là xây dựng hệ thống điều khiển và kiểm soát các thông số điện đến các dây truyền công nghệ một cách tự động.

  • Kỹ Thuật Điện giải quyết các vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải điện năng lượng và điều khiển các thiết bị điện, thường liên quan đến các vấn đề truyền tải điện năng (nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mạch động lực)
  • Kỹ Thuật Điện Tử nghiên cứu các hệ thống điện nhỏ hơn nhiều như vi mạch, mạch tĩnh hợp, mạch điều khiển…. và các thiết bị điện nhẹ như: mạng truyền thông, máy tính, các thiết bị trên cơ sở sơ đồ tích phân.

Để có thể thiết kế được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, kiểm soát được hoạt động của các thiết bị điện, thì những người làm việc trong ngành kỹ thuật điện – điện tử phải am hiểu về công nghệ sản xuất, truyền tải điện năng và các thiết bị điện, các thông số điện, am hiểu về thiết bị cần điều khiển và về các yêu cầu tự động của toàn bộ thiết bị trong dây truyền công nghệ sản xuất. Vi mạch điện tử chính là phần chính của hệ thống điều bằng khiển tín hiệu điện, nên khi làm việc trong lĩnh vực Điện – Điện tử thì phải am hiểu các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử và hiểu biết công cụ điều khiển tín hiệu của các mạch điện tử.

Đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Ngành xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Các môn học chuyên ngành: Kỹ thuật vi xử lý, truyền động điện, an toàn điện, nhà máy điện và trạm biến áp, kỹ thuật điều khiển tự động, điện tử công xuất, điều khiển logic và PLC, mạng truyền tải và phân phối điện, kỹ thuật lập trình….

INFOGRAPHIC chuan 3


Chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, sinh viên sẽ…
– Được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm nhiệm các công việc như: thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện – điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp…
– Được học tập và làm việc với các công nghệ mới như Raspbery PI hay Andruino. .. giúp bắt kịp với xu thế của thế giới.
– Được học tập trên hệ thống giảng đường với các thiết bị máy móc hiện đại, phòng thí nghiệm cùng những công nghệ mới nhất trên thế giới cùng đội ngũ giảng viên chuyên môn cao.
– Phương thức đào tạo doanh nghiệp, trường đại học và tuyển dụng được kết hợp giúp sinh viên có cơ hội tạo ra những sản phẩm có khả năng thương mại cao.
– Nhiều sinh viên sẽ được ký hợp đồng tạm tuyển ngay trong quá trình học tập, được tuyển vào các doanh nghiệp thành viên hoặc các doanh nghiệp đối tác của tập đoàn POLYCO ngay sau khi tốt nghiệp.

Học Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại EAUT

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại EAUT chú trọng công tác thực hành ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo. Trường có phương án đào tạo trên giảng đường kết hợp với thực hành trực tiếp để sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng phân tích, nhận đinh để đưa ra giải pháp vận hành, điều khiển các thiết bị điện, điện tử phục vụ trong các ngành sản xuất công nghiệp và quản lý năng lượng. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức nền tảng để tiếp cận các thành tựu khoa học trên thế giới và thích ứng với môi trường khoa học công nghệ đang thay đổi. Được rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực Điện – Điện Tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm một cách hiệu quả nhất.

Phòng thí nghiệm Điện-Điện tử tại EAUT

Được trang bị đầy đủ các linh kiện cần thiết và những thiết bị hiện đại như: Máy in 3D cho thiết kế mẫu nhanh trên vật liệu nhựa PLA&ABS sử dụng cho thiết kế mẫu, chi tiết robot, máy hiện sóng Oscilloscope, Linh kiện chuẩn( điện trở, tụ, ống dây, nguồn điện chuẩn…) Các loại đồng hồ vạn năng, bộ thí nghiệm trường điện tử…hệ thống máy tính được cài đặt các phần mềm thiết kế mô phỏng mạch điện tử chuyên nghiệp như: Altium, Proteus, Tina, Circuitmaker, autocad…các dòng chip vi điều khiển PIC, ẢM, AVR 8051 được trang bị cho thực hành và thiết kế nhúng. Các modules Arduino&Rasppberry Pi sử dụng cho thực hành lập trình vi điều khiển và các dự án IOT khác.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Nhu cầu nhân lực

Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế các nhóm ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ Điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang thiếu nhân lực đến hơn 40% so với nhu cầu. Bởi sự gia tăng nhu cầu năng lượng điện, sự phát triển của các năng lượng tái tạo, sự phát triển của các hệ thống truyền thông và tự động hóa trong ngành công nghiệp, sự phát triển hiện đại hóa các tòa nhà…hơn thế nũa, hiện nay Việt Nam đã và đang hội nhâp với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các công ty tập đoàn lớn như: siemens, Intel. Samsung, GL… có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào nước ta nên cơ hội nghề nghiệp của các tân sinh viên Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử rất rộng mở. Một số vị trí tân sinh viên ngành có thể đảm nhận như:

  • Nhân viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành máy, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp…
  • Nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
  • Làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.
  • Làm các công ti về điện điện tử như Samsung, LG, Cannon…
  • Thiết kế chế tạo các bảng mạch điện phục vụ cho các ứng dụng như robot, hệ thống nhà thông minh hay IoT (Internet of things).

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây


Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.

Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành

  • thay thanh 3

    TS Đinh Văn Thành

  • Quá trình đào tạo:
    • 2008: Kỹ sư Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    • 2009: Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    • 2013: Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    Quá trình công tác:
    • 2009 – 2013: Phó Tổng Giám đốc – Tập đoàn POLYCO
    • 2013 – nay: Tổng Giám đốc – Tập đoàn POLYCO
    • 2011 – nay: Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Đức – Việt
    • 2015 – nay: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình:
    • 2013: Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho lĩnh vực rượu, bia, nước giải khát Việt Nam.
    • 2012: Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy bã bia sử dụng nhiệt dư của nhà máy.
    Công trình khoa học đã công bố:
    • “Assessment of gradient-based iterative learning controllers using a multivariable test facility with varying interaction” – Control Engineering Practice, 29, 158-173;
    • “Experimentally verified point-to-point iterative learning control for highly coupled systems” – International Journal of Adaptive Control and Signal Processing (DOI: 10.1002/acs.2472);
    • “Norm optimal iterative learning control with intermediate point weighting: theory, algorithms and experimental evaluation: – IEEE Transactions on Control Systems Technology, 21, (3), 999-1007. (doi:10.1109/TCST.2012.2196281)…
  • thay son 2

    ThS. Trần Hồng Sơn

  • Quá trình đào tạo:
    • 2010: Kỹ sư Điều khiển – Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    • 2012: Thạc sỹ Điều khiển – Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    Quá trình công tác:
    • 2010 – nay: Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình:
    • 2013: Đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng trong nhà nấu tại nhà máy bia số 2 Quán Trữ thuộc Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Hải Phòng: Thiết kế hệ thống Điện tự động hoá
    • 2013: Thiết kế kỹ thuật cung cấp vật tư thiết bị, lắp đặt hoàn chỉnh nhà máy bia Sài Gòn – Ninh Thuận công suất 50 triệu lít/năm: Thiết kế hệ thống Điện tự động hoá
    • 2015: Thiết kế, chế tạo, cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy bia công suất 49 triệu lít/năm: Thiết kế hệ thống Điện tự động hoá Ninh Thuận Sagota
    • 2016: Thiết kế, chế tạo, cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy bia công suất 45 triệu lít/năm: Thiết kế hệ thống Điện tự động hoá Sài Gòn Đồng Tháp
  • #

    ThS. Vũ Quang Hậu

  • Quá trình công tác:
    • 1994 – 2003: Chỉ huy, giám sát công trường – Khu công nghiệp Momura Hải Phòng
    • 2004 – nay: Giảng viên – Trưởng phòng thực hành – Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội thuộc Đại học Bách Khoa
    • 2004 – nay: Giảng viên – Quản lý khoa cơ điện – Trường cao đẳng nghề Long Biên

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Có kiến thức cơ bản về: các thiết bị điện, điện tử, cung cấp điện, điều khiển, tích hợp các hệ thống điều khiển, các dây chuyền sản xuất tự động; Có kiến thức chuyên sâu về: thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị điện, hệ thống điện, hệ thống điều khiển tự động.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Lắp đặt các thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp và dân dụng; Phán đoán, khắc phục hoặc chỉ đạo khắc phục các sự cố trên các thiết bị điện, các hệ thống điều khiển tự động; Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng phần điện cho các thiết bị, các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp công nghiệp; Soạn thảo, hướng dẫn, thực hiện các thao tác kỹ thuật, đảm bảo an toàn đúng quy trình vận hành cho các thiết bị, các hệ thống điều khiển tự động, các dây chuyển sản xuất; Thiết kế, tổ chức thi công, lắp đặt các dây chuyền sản xuất, các hệ thống cung cấp điều khiển lưới điện hạ áp; Tư vấn thiết kế lắp đặt, vận hành thiết bị hệ thống điện, hệ thống điều khiển tự động.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Làm việc cho các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan đến sản xuất hàng hóa tiêu dùng, công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến nông hải sản; sản xuất dầu khí, bia, nước ngọt; sản suất si măng, sắt thép, giấy, sản xuất truyền tải điện; sản xuất các sản phẩm điện – điện tử, các sản phẩm cơ khí..
– Có khả năng khởi nghiệp; tư vấn; cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật điện vào sản suất và đời sống.
– Có khả năng làm cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài hoặc cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực học tập.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Đối với một đất nước có hơn 90 triệu dân, có nguồn nông sản phong phú, cùng tốc độ phát triển kinh tế ổn định, dễ hiểu là nhu cầu về thực phẩm luôn ở mức rất cao – đặc biệt là đối với các loại thực phẩm chế biến an toàn, tiện lợi. Không chỉ phục vụ thị trường trong nước, thời đại hội nhập mạnh mẽ đang khiến ngành Công nghiệp thực phẩm Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy nên, Ngành Công nghệ thực phẩm đang là ngành đứng thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực đến năm 2025, đặc biệt là vô cùng  “khát” nguồn nhân lực. Học ngành này, cơ hội việc làm trong tương lai của sinh viên vô cùng rộng mở, luôn luôn được chào đón ở nhiều vị trí khác nhau. Một ngành được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống và được nhiều học sinh quan tâm.

Tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm

Công nghệ Thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

Ứng dụng của Công nghệ Thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Vì vậy, trong những năm trở lại đây, ngành công nghệ thực phẩm đã có những bước tiến dài và vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển.

Đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, vật lý, sinh học

B00:Toán, hóa học, sinh học

C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý

C08: Ngữ văn, hóa học, sinh học

D08:Toán, sinh học, tiếng anh

D13:Ngữ Văn, sinh học, tiếng anh

D07:Toán, hóa học, tiếng anh

Các ngạch nhỏ trong ngành:

– Công nghệ thực phẩm
– Công nghệ sau thu hoạch
– Công nghệ các sản phẩm lên men
– Quản trị chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

cong-nghe-thuc-pham

Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm tại EAUT

Học CNTP tại EAUT sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng, cụ thể:

– Được đào tạo theo phương pháp “Học tập chủ động, giảng dạy năng động” để sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức nền tảng như hóa sinh, vi sinh, hóa phân tích, các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm, thiết bị sản xuất thực phẩm.

– Được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành như công nghệ chế biến các thực phẩm chủ yếu, quản lý chất lượng và phân tích chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm…

– Được thực hành tại các phòng thí nghiệm của trường Đại Học Công Nghệ Đông Á, viện nghiên cứu liên kết và kiến tập, thực tập tại các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ngay từ năm thứ nhất, năm 2 đại học.

– Được học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư, các tiến sỹ chuyên ngành, các giảng viên chuyên môn cao.

– Kết hợp vừa học tại giảng đường, vừa đào tạo thực hành tại phòng thí nghiệm, tại các công ty nhà máy của các tập đoàn thành viên như: POLYCO, HABECO, SABECO….

Chiến lược đào tạo

–  Hai năm đầu, sinh viên được đào tạo khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành gắn với định hướng ứng dụng Công nghệ thực phẩm, sớm tiếp cận các hệ thống máy móc, các mô hình công nghệ hiện đại, phát triển kỹ năng mềm toàn diện.

– Từ năm 3, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, trường đại học Công Nghệ Đông Á dược đào tạo  và học tập tập thực tế tại các nhà máy thực phẩm lớn như: các nhà máy bia thuộc SABECO, nhà máy sữa vinamilk, nhà máy sản xuất cồn…

Mục tiêu của chiến lược đào tạo giúp sinh viên luôn tự tin vào chuyên ngành, tiếp cận và thích ứng nhanh chóng trong công việc, là thế mạnh cho sinh viên đi phỏng vấn xin việc làm.

Vậy nên khi có mong muốn học ngành công nghệ thực phẩm thì bạn hãy tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành tại Đại học Công Nghệ Đông Á, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và một tương lai tươi sáng.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Nhu cầu nhân lực
– Ngành Công nghệ Thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2025. Song thị trường nhân lực của ngành đang thiếu những kỹ sư, cử nhân trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng.
– Học ngành Công nghệ Thực phẩm cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn một mảnh đất màu mỡ để khai thác và thể hiện bản thân.

Triển vọng nghề nghiệp ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Trung bình ngành Công Nghệ Thực Phẩm hàng năm nước ta cần phải có 8000 kỹ sư, cử nhân mới đáp ứng được, trong khi các trường đại học trong cả nước đào tạo được khoảng 5000 kỹ sư, cử nhân trong ngành do đó sinh viên học ngành CNTP nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được việc làm. Cụ thể một số vị trí mà sinh viên ra trường có thể làm việc trong :

–  Các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm công lập, tư nhân, liên doanh với nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ như các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất rượu-bia-nước giải khát, thịt sữa, bánh, kẹo…)

– Làm công tác nghiên cứu, phân tích, kiểm nghiệm tại các viện nghiên cứu và các viện, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm chuyên ngành.

– Các cơ quan quản lý nhà nước ( các cục, các bộ, ngành)

– Các đơn vị tư vấn( thiết kế, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng lương thực…) Các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế.

– Giảng  dạy  tại  các  trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề có đào tạo ngành Công Nghệ Thực Phẩm.

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây


Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.

Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành

  • co hoai tram 2

    PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Trâm

  • Quá trình đào tạo:
    • 2006: Nhận học hàm Phó Giáo sư
    • 1999: Thực tập sinh khoa học, Trường Đại học Tổng hợp California, Mỹ.
    • 1999: Thực tập sinh khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Hokkaido, Sapporo, Nhật Bản
    • 1995: Thực tập sinh khoa học, Trường Đại học Tổng hợp New South Wales, Sydney, Australia
    • 1992: Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ thực phẩm Kiev, Cộng hòa Ukraine
    • 1979: Cử nhân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á.
    • 2013 – nay:Cố vấn khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, Công ty Cổ phần Công nghệ xanh Nhật Minh
    • 2001 – 2012: TS, NCVC, Phó viện trưởng, Chủ nhiệm bộ môn; Viện Công nghệ Thực phẩm
    • 1992 – 2001: Nghiên cứu viên chính, Phó chủ nhiệm bộ môn; Chủ nhiệm bộ môn, Viện Công nghệ Thực phẩm
    • 1988 -1992: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ thực phẩm Kiev, Cộng hòa Ukraine
    • 1980 – 1988: Nghiên cứu viên, phòng Vi sinh, Viện Công nghệ thực phẩm
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình
    • 2007 – 2010: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung vi sinh vật”
    • 2011 – 2013: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất thơm từ các chủng nấm men chuyển hóa chất béo (Oleaginous yeast) và ứng dụng trong công nghệ sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm
    • 2010 – 2012: Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ điều chế lovastatin làm thuốc”
    • 2009 – 2011: Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Monacolin có tác dụng giảm cholesterol và chất màu vàng thực phẩm từ nấm sợi Monascus
    • 2008: Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số thực phẩm chức năng và chế biến saponin từ cây rau má.
    Thành tựu hoạt động khoa học và công nghệ đạt được
    • Chuyển giao công nghệ sản xuất mứt quả cho Công ty Cổ phần thực phẩm Sannam, Sản phẩm công ty đã được bán rộng rãi trong nước và xuất khẩu.
    • Tham gia phát triển, nhân rộng, chuyển giao công nghệ sản xuất và thương mại hóa một số sản phẩm đồ uống dạng bột tan nhanh uống liền và thực phẩm chức năng từ nguyên liệu tự nhiên

 

  • anh chi ngoc cntp 2 2

    TS. Nguyễn Thanh Ngọc

  • Quá trình đào tạo:
    • 2017: Tiến sỹ, Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
    • 2007: Thạc sỹ Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    • 2005: Kỹ sư, Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Quá trình công tác:
    • 2017-đến nay: Trưởng phòng Khoa học công nghệ – Trường đại học Công Nghệ Đông Á.
    • 2011-đến nay: Viện phó viện công nghệ Đức Việt, tập đoàn Polyco
    • 2005-2011: Cán bộ phòng kỹ thuật dự án, tập đoàn Polyco
    Lĩnh vực giảng dạy:
    • Nguyên liệu Thực phẩm
    • Công nghệ Malt Bia
    • Thực phẩm chức năng
    • Bảo quản Thực phẩm
    • Các giải pháp tiên tiến trong công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch
    • Các giải pháp tiên tiến trong công nghệ tận dụng các nguyên liệu thải của ngành thực phẩm, ứng dụng cho sản xuất thực phẩm.
    Lĩnh vực nghiên cứu:
    • Ứng dụng công nghệ thực phẩm từ thực tiễn đến sản xuất
    • Phát triển chế biến và ứng dụng thực phẩm từ phụ phẩm ngành thực phẩm
    • Phát triển thực phẩm đồ uống
    Đề tài khoa học tham gia:
    • 2017-2018: Chủ trì đề tài NCKH: “Nghiên cứu giải pháp công nghệ thiêt kế và chế tạo hệ thống thiết bị thủy phân liên tục bã nấm men bia. B2017-DAD -03. Bộ Giáo dục và Đào tạo”
    • 2012-2013: Tham gia nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy bã bia sử dụng nhiệt dư của nhà máy bia”. 192.12/RD. Bộ Công Thương
    • 2012-2013: Tham gia nghiên cứu, xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho lĩnh vực Rượu, Bia, Nước giải khát Việt Nam. 191.12/RD. Bộ Công Thương.
    Công trình khoa học đã công bố:
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2015). Study on factors influencing the degree of protein hydrolysis from spnet brewer’s yeast . Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 5C, pp. 265 – 272.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Quan Le Ha (2016). Relationship between bitterness of brewer’s yeast hydrolysate and hydrophobic amino acid content. Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (2C), pp. 458 – 464.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2016). Optimization for batch proteolytic hydrolysis of spent brewer’s yeast by using protease. Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 181 – 188.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2016). Influence of factors on the bitterness and sensory taste in protein hydrolysate from spent brewer’s yeast. Journal of Science and Technology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 172 – 180.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Quan Le Ha, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh (2016). Optimization for continuous overflow proteolytic hydrolysis of spent brewer’s yeast by using protease. Journal of Biotechnology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 158-164.
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2017). Influences of technological hydrolysis condition on nucleic acid content of spent brewer’s yeast hydrolysate. Journal of Biotechnology – VietNam Academy of Science and Technology, 54 (4A), pp. 232-239.
    Hội thảo khoa học quốc tế:
    • Nguyen Thi Thanh Ngoc, Dinh Van Thuan, Dinh Van Thanh, Quan Le Ha (2017). Optimization for proteolytic hydrolysis spent brewer’s yeast by continuous circulation method. AFC conference.

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn: – Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học cơ bản;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn:
– Vận dụng được khối kiến thức cơ bản như toán, xác suất thống kê, vật lý, hóa học, sinh học phân tử, sinh thái môi trường, phương pháp tiếp cận khoa học,… vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp
– Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành như vi sinh thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
– Áp dụng kiến thức chuyên ngành Công nghệ thực phẩm để giải thích, phân tích các vấn đề trong quản lý, nghiên cứu và sản xuất tạo ra sản phẩm thực phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội.
– Có khả năng phân tích và giải quyết được những nảy sinh trong thực tiễn mà lý thuyết còn hạn chế đề cập đến để bổ sung cho lý thuyết thông qua tiếp cận thực tế các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các nhà máy. Phân tích được vấn đề trong nghiên cứu và sản xuất về lĩnh vực ngành bằng thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Hình thành kỹ năng nghề nghiệp như phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm, chế biến các sản phẩm từ động vật và thực vật để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Vận dụng được các kỹ thuật công nghệ trong chế biến thực phẩm như chế biến thịt, trứng, sữa, chế biến chè, sản xuất rượu bia nước giải khát… ;
– Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn sản xuất;
– Biết cách khai thác và sử dụng các phần mềm thống kê ứng dụng trong công nghệ thực phẩm;
– Xây dựng được kế hoạch, phương pháp trong nghiên cứu chuyên môn;
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, sản xuất: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ…;
– Nơi làm việc: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước từ trung ương đến địa phương như các sở, viện, trung tâm nghiên cứu, các công ty, nhà máy sản xuất, các chương trình, dự án… liên quan đến ngành Công nghệ thực phẩm;
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Công Nghệ Chế Tạo Máy là ngành mũi nhọn trong việc chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị sản xuất. Ngành còn có tên ngành tiếng anh tương đương là Manufacturing Engineering. Đây là ngành quyết định trình độ kỹ thuật và công nghệ của một đất nước. Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư cơ khí chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Ngành Công nghệ Chế tạo máy có liên quan mật thiết thế ngành Cơ khí, hầu như các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của ngành cơ khí đều là nền tảng cần thiết cho ngành Công nghệ Chế tạo máy.

Đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy

Ngành xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Các ngạch nhỏ trong ngành Công nghệ Chế tạo máy
– Cơ khí động lực
– Cơ khí ôtô
– Cơ điện tử

Các môn học chuyên ngành: Công nghệ chế tạo phôi, thiết kế dụng cụ cắt, kỹ thuật lập trình, đồ gá, công nghệ chế tạo máy, bảo trì công nghiệp, an toàn lao động và môi trường, CAD/CAM/CNC, các phương pháp gia công tiên tiến, thiết kế nhà máy cơ khí, tự động hóa quá trình sản xuất, máy công cụ, kỹ thuật điều khiển tự động, điều khiển khí nén/thủy lực…

infographic che tao may chuan 3


Chọn ngành cơ khí chế tạo máy, sinh viên sẽ…
– Có khả năng áp dụng kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật vào thiết kế chế tạo, gia công và lắp ráp sản phẩm cơ khí;
– Thiết kế, triển khai và phân tích thực nghiệm trong chế tạo máy;
– Thiết kế, chế tạo công cụ phục vụ gia công cơ khí;
– Thành thạo trong việc lập quy trình gia công, lắp ráp sản phẩm cơ khí;
– Vận hành và bảo dưỡng thiết bị gia công cơ khí;
– Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và điều khiển các quá trình chế tạo;
– Sử dụng một số phần mềm CAD/CAM chuyên dụng phục vụ tính toán, thiết kế và gia công chế tạo

Đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại EAUT

Học Công Nghệ Chế Tạo Máy tại EAUT sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng, cụ thể :

– Đào tạo sinh viên những kiến thức vô cùng thực tế như: Vẽ được các bản vẽ kỹ thuật bằng tay và bằng máy tính, chế tạo các chi tiết máy cụ thể trên các máy gia công, được dạy và thực hành làm những máy móc đơn giản như máy tách hạt, máy rửa chén bát…đến những máy móc phức tạo như máy phay, máy tiện, máy gia công tự động CNC…

– Chương trình đào tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy tại EAUT chú trọng chủ yếu vào công tác thực hành ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời trường liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên.

– Thời gian đào tạo của ngành Công nghệ chế tạo máy tại EAUT chỉ là 3,5 – 4 năm, như vậy sinh viên không những tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà cơ hội việc làm của bạn cũng rộng mở khi là sinh viên sớm tốt nghiệp hơn các ngành kỹ thuật khác trong cả nước. Nghĩ đơn giản nếu bạn ra trường trước những sinh viên khác từ 1 – 1,5 năm bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và có thêm bao nhiêu cơ hội việc làm!

– Chương trình đào tạo tại EAUT loại bỏ các môn học không cần thiết để tập trung vào thực hành, sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, chuẩn bị nền tảng vững chắc để có thể phát triển tương lai.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây

Triển vọng nghề nghiệp Công nghệ Chế tạo máy

Nhu cầu lao động của ngành công nghệ chế tạo máy là vô cùng lớn, đặc biệt là trong hầu hết các nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí ở khắp nơi trên Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong tương lai nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao tạo nhiều cơ hội việc làm cho người học. Cử nhân trong ngành học này nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được việc làm. Cụ thể một số vị trí mà sinh viên ra trường có thể làm như:

– Nhân viên kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
– Tư vấn, thiết kế, vận hành và điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy.
– Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
– Làm việc tại các cơ quan quản lý hoặc giảng dạy bộ môn học của chuyên ngành cơ khí chế tạo máy ở một số trường đại học, cao đẳng.
–  Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các viện nghiên cứu, các trung tâm cơ quan nghiên cứu liên bộ…

– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.

– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây


A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Chế tạo máy tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Cơ học ứng dụng và nhiệt kỹ thuật trong tính toán, gia công vật liệu và thiết kế cơ khí; Kỹ thuật điện – điện tử phổ biến, tính toán thiết kế và vận hành các thiết bị, máy móc; Thiết kế và phân tích được bản vẽ kỹ thuật cơ khí; Thiết kế các sản phẩm cơ khí, thiết bị gia công cơ khí, các phương pháp chế tạo cơ khí; Vật liệu học và nhiệt luyện; Công nghệ CAD/CAM/CNC; Đánh giá chất lượng các sản phẩm cơ khí; Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị cơ khí; Tổ chức và điều hành sản xuất cơ khí.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Có khả năng áp dụng kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật vào thiết kế và chế tạo các sản phẩm cơ khí; Thiết kế và thực hiện thí nghiệm thuộc ngành đào tạo; Lựa chọn và sử dụng vật liệu đúng công năng; Thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí; Thành thạo trong việc lựa chọn các quá trình chế tạo; Thành thạo trong việc lập quy trình gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí; Thành thạo trong vận hành và bảo dưỡng máy công cụ và thiết bị cơ khí thông dụng; Sử dụng các số liệu thống kê và tính toán để phân tích và điều khiển các quá trình chế tạo; Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế và chế tạo.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm và thiết bị cơ khí.
– Các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo máy.
– Các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực chế tạo máy.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Quản trị kinh doanh( QTKD) là một trong những ngành học đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế, bởi lẽ đây là ngành trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực then chốt trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây ngành QTKD thi hút rất nhiều sinh viên theo học bởi môi trường ứng dụng ngành rất rộng và nhu cầu thị trường đang lên rất cao trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh với mục tiêu duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Đào tạo ngành Quản Trị Kinh Doanh

Các khối xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý

QTKD gồm những chuyên ngành

  • Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp
  • Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
  • Chyên ngành marketing
  • Chuyên ngành quản trị các hoạt động thương mại
  • Chuyên ngành quản trị truyền thông

Các môn học chuyên ngành: Marketing thương mại, thuế và kế toán thuế, thị trường chứng khoán, phân tích hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh thương mại, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, kế toán tài chính và thực hành, giao dịch đàm phán kinh doanh, kiểm toán báo cáo tài chính…

info nganh quan tri kinh doanh 3


Chọn ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ…
– Được đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh và các kỹ năng về chuyên môn quản lý, điều hành doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp và ra các quyết định kinh doanh.
– Trang bị kỹ năng giao tiếp, năng lực xử lý các thông tin và sử dụng các công nghệ phần mềm hiện đại đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị, người chủ doanh nghiệp và quản lý cộng đồng.
– Chương trình đào tạo theo hướng coi trọng kiến thức thực hành. Thực hiện đào tạo “nhúng sinh viên vào thực tiễn” nâng cao kỹ năng ứng dụng trong nghề nghiệp quản trị.
– Có khả năng tự học, làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập KTQT;
– Có khă năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ chuyên môn cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu của ngành Quản Trị Kinh Doanh

– Đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh và các kỹ năng về chuyên môn quản lý, điều hành doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp và ra các quyết định kinh doanh.
– Trang bị kỹ năng giao tiếp, năng lực xử lý các thông tin và sử dụng các công nghệ phần mềm hiện đại đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị, người chủ doanh nghiệp và quản lý cộng đồng.
– Chương trình đào tạo theo hướng coi trọng kiến thức thực hành. Thực hiện đào tạo “nhúng sinh viên vào thực tiễn” nâng cao kỹ năng ứng dụng trong nghề nghiệp quản trị.
– Sinh viên Có khả năng tự học, làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập KTQT;
– Có khă năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ chuyên môn cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Tại sao EAUT là lựa chọn đúng đắn để theo học QTKD?

Đại học Công Nghệ Đông Á là trường đại học của doanh nghiệp, đào tạo các ngành học theo hướng công nghệ ứng dung, hoàn toàn theo phương pháp mới, không lan man lý thuyết, dạy những gì mà doanh nghiệp cần.

Hình thức đào tạo ngành QTKD

– Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và hành trang làm chủ doanh nghiệp trong bối cảnh “xã hội thông tin” và “kinh tế tri thức”

– Khối kiến thức nên tảng và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực, quản trị doanh nghiệp, kế toán và tài chính, hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị thương mại, quản trị dự án…

– Khối kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực, quản lý đổi mới sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh, tài chính gọi vốn, quản lý công nghệ và đổi mới..

– Khối kiến thức về ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, thành thạo kỹ năng tin học ứng dụng, có cơ hội tiếp cận và thực hành các phần mèm quản trị doanh nghiệp, sử dụng marketing số trong kinh doanh…

– Khối kiến thức kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, khẳ năng giao tiếp và kết nối với doanh nghiệp..

– Đội ngũ cán bộ giảng viên tâm huyết, nhiều kinh nghiệm, đào tạo theo định hướng đổi mới”lấy người học làm trung tâm,tăng só giờ học thực hành và giảm giờ học lý thuyết đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”

Hợp tác với các trường quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTKD

  • Liên kết với trường đại học Na uy đào tạo kỹ năng lãnh đạo và khởi nghiệp
  • Ký kết hợp tác giữa trường Đại học Công Nghệ Đông Á và trường đại học công ng hệ công nghệ WUFENG, Đài Loan
  • Ký kết hợp tác giữa Viện đào tạo và hợp tác quốc tế và tổ chức giáo dục toàn cầu Gegco-Đại học Curtin
  • Ký kết hợp tác giữa Đại học Công Nghệ Đông Á và trường đại học thể dục thể thao Gdansk
  • Thế mạnh của ngành được nhìn nhận từ nhiều góc độ mà rõ ràng nhất là sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, tập tập đoàn lớn như polyco group, siemens…

Với tôn chỉ” nói không với thất nghiệp” Trường đại học Công Nghệ Đông Á luôn hướng tới khẳ năng làm việc, thực hành của sinh viên. Cam kết sinh viên ra trường đều có việc làm với mức lương tốt nhất.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây

Nhu cầu nhân lực
Quản trị kinh doanh là một ngành học hot trong những năm gần đây và sẽ luôn là ngành khát nhân lực, đặc biệt là những nhân lực chất lượng cao. Doanh nghiệp muốn vận hành và duy trì hiệu quả không thể thiếu bàn tay của những nhà quản trị. Với vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường, triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành là vô cùng rộng mở.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh

Những vị trí mà sinh viên ngành Quan trị kinh doanh có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp như:

– Nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu…

– Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng

– Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch

– Có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn

– Giảng viên ngành Quản trị kinh doanh

– Khởi nghiệp thành lập và điều hành công ty riêng

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

  • thay nguyen van chung 2

    TS Nguyễn Văn Chung

  • Quá trình đào tạo:
    • 2002: Tiến sĩ Quản lý kinh tế
    • 1997: Thạc sĩ Quản lý kinh tế – Đại học Thương mại
    • 1991: Thực tập sinh tại Liên bang Xô viết CCCP
    • 1974: Cử nhân Quản lý kinh tế – Đại học Thương mại
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    • 1974 – 2010: Trường Đại học Thương mại
    • 2011 – 2015: Trường Đại học Nguyễn Trãi
    Quá trình nghiên cứu khoa học:
    • 2012: Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản trị dự án kinh doanh thuộc Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) hiện nay.
    • 2006: Tương quan thị trường hàng nông sản Việt Nam và thế giới, một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam giai đoạn đến 2010.
    • 2005: Xây dựng và bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    • 2003: Một số giải pháp tăng cường hiệu lực cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
    • 2002: Các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến Thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    • 2001: Nghiên cứu ảnh hưởng của tự do hóa thương mại và các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm công nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam giai đoạn đến 2010.
    • 2000: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ Marketing xuất khẩu để mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 2001 – 2010.
  • co pham thi ly 3

    TS. Phạm Thị Lý

  • Quá trình đào tạo:
    • 2013: Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Bulacan, Phillippines.
    • 2004: Thạc sĩ Kinh tế – Quản lý, Đại học Thương mại
    • 1989: Cử nhân kinh tế – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân Kiep,Ucraina, Liên Xô.
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    • 2004 – 2014: Giảng viên thỉnh giảng các trường Học viện Bưu chính viễn thông; Đại học Điện lực; Đại học Thành Tây; Đại học Hòa bình…
    • 1998 – 2004: Giảng viên Trường Học viện ngân hàng
    • 1990 – 1998: Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương
    Quá trình nghiên cứu khoa học:
    • 2013: Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập thực hành môn Thuế và Hệ thống Việt Nam.
    • 2013: Thực hiện luận án Tiến sĩ “Phân tích lợi ích của việc sử dụng dịch vụ E – Banking đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội”.
    • 2004: Thực hiện luận văn Thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”
    • 2004 – 2008: Thành viên Hội đồng khoa học Bộ Thương mại: Tham gia xây dựng các chương trình đào tạo của các trường thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thương Mại; Thẩm định chương trình các môn học của các trường thuộc Bộ Thương Mại quản lý; Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập thực hành môn Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô,

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học tự nhiên;
– Có kiến thức cơ bản về quản lý và quản trị kinh doanh;
– Có kiến thức về công cụ phân tích thống kê, kinh tế, vận dụng trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế.
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Có kiến thức chuyên sâu về khởi sự kinh doanh, khởi tạo doanh nghiệp; Có kiến thức chuyên sâu về hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng các dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh; Có kiến thức chuyên sâu về phân tích, tổng hợp thông tin để ra quyết định quản trị kinh doanh trong thực tiễn công việc; Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức thực hiện, kiểm soát, điều chỉnh hoạt động trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Có tư duy chiến lược, có kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin để ra quyết định quản trị và kinh doanh, có năng lực sáng tạo trong thực tiễn công việc; Kỹ năng nhân sự: Có kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, động viên, khuyến khích người lao động trong tổ chức, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; Kỹ năng tác nghiệp: Có thể vận dụng các kiến thức chuyên sâu để thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong các tổ chức như lập và phân tích dự án đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị văn phòng.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Có khả năng đảm nhiệm các vị trí công việc như hoạch định, tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Trong mùa tuyển sinh những năm qua, ngành Tài Chính – Ngân Hàng là một trong những ngành học được đông đảo thí sinh quan tâm tìm hiểu và lựa chọn. Đây là ngành học khá rộng, nó liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, vận hành tiền tệ và lưu thông. Cụ thể hơn, Tài chính ngân hàng là chuyên kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm thực hiện công việc bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng

Các khối xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý

Học ngành Tài chính – Ngân hàng sinh viên được trang bị kiến thức về các lĩnh vực tài chính, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và huy động vốn tư vấn cho các doanh nghiệp về các hoạt động trên thị trường vốn như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thông qua các môn học như:

Các môn học chuyên ngành: Thống kê doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường chứng khoán Thuế và Kế toán thuế, Phân tích hoạt động kinh doanh, Tài chính công,  Kế toán tài chính và thực hành, Phân tích hoạt động kinh doanh, Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Kế toán ngân hàng thương mại, Thực hành kế toán ngân hàng thương mại, Kiểm toán báo cáo tài chính, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Thanh toán quốc tế…

tai-chinh-ngan-hang-2

Chọn ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên sẽ…

– Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và kiến thức chuyên ngành như nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Nghiệp vụ ngân hàng TW, Quản trị ngân hàng thương mại …
– Có kiến thức kinh tế – xã hội tổng quát, khả năng phân tích, tổng hợp về các quá trình kinh tế;…
– Được hình thành năng lực tư duy độc lập, khả năng tổng hợp, phân tích kiến giải các hiện tượng và quá trình kinh tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
– Được rèn luyện một số kỹ năng tác nghiệp bước đầu như: kinh doanh – quản trị, phân tích thị trường tài chính, thẩm định dự án đầu tư, phân tích các chương trình chỉ tiêu công cộng …
– Có đủ kiến thức và phương pháp để tiếp tục quá trình nghiên cứu và tự đào tạo khi thâm nhập vào thực tế công tác.

Học ngành Tài Chính Ngân Hàng tại EAUT

Để đảm nhận tốt công việc của một chuyên viên Tài chính ngân hàng tương lai, chương trình đào tạo của các trường phải tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập bên cạnh học lý thuyết. Chẳng hạn như Đại học Công Nghệ Đông Á  đã chuẩn bị chu đào cho tương lai của sinh viên ngành Tài chính ngân hàng thông qua việc ký kết hợp tác với các ngân hàng lớn như Sacombank, Agribank, ViettinBank…Đặc biệt nhất là với viện Đào tạo nhân lực Ngân Hàng Việt Nam Vietnambankers nhằm hỗ trợ, đào tạo và bổ sung các kiến thức cần thiết cho sinh viên để tự tin đảm nhiệm các công việc thực tế.

Chủ trương đào tạo của EAUT là theo đinh hướng công nghệ ứng dụng. Sinh viên ngành Tài Chính – Ngân Hàng  được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế, có kiến thức chuyên sâu về Tài Chính – Ngân Hàng, nắm vững kiến thức về cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính, có khả năng nghiên cứu và phân tích, đánh giá đề xuất các giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Trong nhiều năm qua, phần lớn sinh viên ngành Tài Chính – Ngân Hàng tại EAUT đã nhanh chóng khẳng định bản thân ở những vị trí cao trong các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại như: Techcombank, Vietinbank, Đông Á bank, ACB, BIDV, …Có thể thấy lựa chọn được trường đào tạo uy tín bạn sẽ không còn lo lắng về cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài chính ngân hàng.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Triển vọng nghề nghiệp của ngành Tài Chính Ngân Hàng

Tài Chính – Ngân Hàng là một trong những ngành “nóng” về nhân lực. Theo dự báo của các chuyên gia tài chính, đến năm 2020 nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Tài Chính – Ngân Hàng sẽ đạt con số gần 130 nghìn người. Thế nên triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Sinh viên tài Chính – Ngân Hàng sau khi tốt nghiệp có các cơ hội tim kiếm việc làm tại các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước, các tổ chức hành chính, sự nghiệp, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sẩn xuất kinh doanh, cụ thể một số vị trí như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Chuyên viên tài trợ thương mại
  • Chuyên viên phân tích về tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

  • thay nguye ngoc tuyen 3

    TS Nguyễn Ngọc Tuyến

  • Quá trình đào tạo:
    • 1991: Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế Các Mác Sofia Bulgaria.
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á.
    • 2010 – 2015: Viện trưởng, Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài Chính, Bộ Tài Chính.
    • 2007 – 2010: Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài Chính, Bộ Tài Chính.
    • 2003 – 2007: Trưởng phòng, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài Chính.
    • 1995 – 2003: Trưởng phòng, Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài Chính.
    Quá trình nghiên cứu khoa học:
    • 2013: Nghiên cứu tác động của việc điều chỉnh thuế TNDN đến cơ cấu kinh tế và thu NSNN
    • 2013: Chương trình: Đổi mới chính sách tài chính phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế
    • 2012: Chương trình: Thị trường giá cả Việt Nam năm 2012 và dự báo
    • 2012: Đổi mới chính sách thuế thu nhập cá nhân trong điều kiện Việt Nam hiện nay
    • 2011: Thâm hụt NSNN Việt Nam, thực trạng và giải pháp
    • 2011: Chương trình: Quản lý, điều hành và bình ổn giá giá cả trong giai đoạn 2011 – 2015
    • 2010: Định hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế và thu ngân sách nhà nước
    • 2009: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn hình thành quý phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp
    • 2008: Giải pháp xử lý mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm phát triển ổn định, bền vững thị trường tài chính Việt Nam
    • 2008: Nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới tới kinh tế và ngân sách Việt Nam
    • 2007: Xây dựng mô hình phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách tài chính
    • 2005: Phân tích dự báo tác động của kinh tế khu vực và thế giới tới Việt Nam

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Tài chính ngân hàng tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Hiểu và vận dụng các lý thuyết hiện đại về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; Hiểu và vận dụng các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng; hoạt động tài chính quốc tế; định giá tài sản, lập và phân tích dự án đầu tư; Phân tích, đánh giá và góp ý kiến các chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng; Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; Có khả năng xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Chuyên viên Tài chính ngân hàng: Có đủ năng lực làm việc tại các định chế tài chính như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ tín dụng… trong nước và quốc tế.
– Có thể đảm nhận các công việc cụ thể: Chuyên viên tín dụng; Giao dịch viên; Chuyên viên thanh toán quốc tế; Chuyên viên thẩm định dự án đầu tư. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành cán bộ quản lý tài chính ngân hàng cấp trung, cấp cao.
– Chuyên gia tư vấn và đầu tư tài chính: Có đủ năng lực đảm nhận các công việc cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng về tài chính, thuế, quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, bảo hiểm, tư vấn đầu tư chứng khoán… Triển vọng có thể trở thành chuyên gia phân tích và đầu tư tài chính.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíGiảng ViênChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Kế toán là một trong những nghiệp vụ quan trọng số 1 trong doanh nghiệp, nhằm nắm bắt và thực hiện các quy định về pháp luật, chính sách liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế… Kế toán trực tiếp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp để đưa ra những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán thực sự đóng vai trò tham mưu, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính quan trọng cho lãnh đạo, phục vụ cho việc ra quyết định và đảm bảo về mặt tài chính để doanh nghiệp vận hành một cách liên tục, lành mạnh.

Ngành kế toán xét tuyển khối nào?

Mã ngành: 7720301

Các khối xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý

1680290639ke-toan


Chọn ngành Kế toán, sinh viên sẽ…
– Có kiến thức sâu về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh, luật chuyên ngành.
– Có kỹ năng lập dự toán, phân tích, quản trị vốn ngắn hạn – dài hạn và hoạch định lợi nhuận.
– Biết thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư, có kỹ năng đàm phán, khả năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo.
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
– Có khả năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích, hạch toán và cung cấp thông tin kinh tế.
– Ngoài các kiến thức nên tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…

Tại sao nên chọn ngành Kế Toán tại Đại Học Công Nghệ Đông Á

– Đào tạo:

+ Sinh viên ngành kế toán Đại Học Công Nghệ Đông Á sẽ được chú trọng vào thực hành song song lý thuyết vững chắc xuyên suốt trong quá trình học. Lý thuyết gắn liền với thực tiễn, không chỉ ngành kế toán mà tất cả các ngành khác trong trường sinh viên đều được đi thực hành trực tiếp tại các doanh nghiệp lớn từ những năm đầu của đại học.

+ Sinh viên sẽ được trực tiếp các thầy cô trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giảng dạy như: ThS Nguyễn Thị Dung, ThS Nguyễn Thị Lương…

+  Với ngành kế toán trường có liên kết với công ty cổ phần MISA và các công ty kế toán khác trong nước tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội đi thực tập, cọ sát, làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp.

+ Ngoài ra các em còn được trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ đa dạng giúp các em có thể phát triển trong cuộc sống cũng như sự nghiệp trong tương lai.

+ Sau khi tốt nghiệp đại học, trường có đào tạo kế toán chất lượng cao ACCA cho sinh viên có nhu cầu, cấp cứng chỉ kế toán công chứng quốc tế uy tín để sinh viên dễ dàng thăng tiến trong nghề nghiệp.

– Học phí:

Sinh viên học tại Trường Công Nghệ Đông Á với ngành Kế toán có mức học phí chỉ 16.000.000.vnđ/năm học.

Ngoài ra sinh viên còn được hưởng các ưu đãi: Miễn phí 6 tháng ký túc xá. Miễn phí 1 năm tập Gym, miễn phí các lớp học giao tiếp Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn…

– Cơ sở vật chất hiện đại:

Toàn bộ hệ thống phòng học của Trường Đại học Công nghệ Đông Á được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại: Máy chiếu, điều hoà hai chiều, hệ thống chiếu sáng, phòng thực hành có hệ thống máy tính cấu hình cao… phòng học thoải mái, khang trang sạch sẽ giúp sinh viên tập trung học tập tốt nhất.

– Việc làm:

Ngay từ những ngày đầu vào học tại Đại Học Công Nghệ Đông Á sinh viên đã có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai và được cung cấp những kiến thức, kỹ năng đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp. Nhà trường và  Sinh viên sẽ thực hiện ký cam kết mỗi bên giữ một bản, nhà trường cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm. Học tại trường Công Nghệ Đông Á sinh viên có thể yên tâm về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

– Bằng cấp:

Sinh viên Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á ra trường  được cấp bằng đại học CHÍNH QUY, bằng cấp khá giỏi còn tùy thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên. Tuy nhiên trong thời đại 4.0 hiện nay thứ mà các nhà tuyển dụng cần nhất ở các bạn chính là năng lực và kỹ năng. bằng đẹp cộng với kỹ năng chuyên môn tốt luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên và đánh giá cao.

Sinh viên ra trường 98% có việc làm như mong muốn

Trường đại học Công Nghệ Đông Á là trường đại học của Doanh nghiệp, được trực tiếp tập đoàn POLYCO tài trợ và phát triển.  POLYCO  với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo và công nghiệp phụ trợ, POLYCO  cam kết việc làm cho tất cả Sinh viên EAUT. Sinh Viên được thực tập ngay từ những năm đầu đại học với những số liệu, cơ sở vật chất, kinh phí do POLYCO tài trợ.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Nhu cầu nhân lực
Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán lên đến 22%. Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn.

Một số vị trí sinh viên học kế toán có thế làm như:

– Nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán thuế,  kế toán quản trị… trong các loại hình doanh nghiệp.
– Nhân viên cho các Công ty hành nghề kế toán.
– Trợ lý kiểm toán trong các Công ty kiểm toán.
– Phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại.
– Kiểm soát viên, thanh tra viên, kế toán viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.
– Giảng viên giảng dạy các môn học về kế toán, phân tích, kiểm toán cho các trường đại học, cao đẳng, trung học khối kinh tế và quản trị kinh doanh.
– Làm nhân viên phụ trách công tác tài chính trong các đơn vị.
– Làm nhân viên trong các cơ quan quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán của Nhà nước.

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

  • co nguyen thi dung 2

    ThS Nguyễn Thị Dung

  • Quá trình đào tạo:
    • 1998: Thạc sĩ Kinh tế
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    • 2012 – 2014: Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hà Nội
    • 1985 – 2012: Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ.
    • 1980: Trường Đại học Công nghiệp Hai
    Quá trình nghiên cứu khoa học:
    • 2003: Xuất bản giáo trình “Hướng dẫn thực hành kế toán ngân sách xã”
    • 2000: Xuất bản cuốn “Bài tập kế toán Hành chính nhân sự”
    • 1998: Xuất bản giáo trình “Kế toán hành chính nhân sự”
    • 1007: Xuất bản giáo trình “Kế toán ngân sách”
    • 1996: Xuất bản giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp” tập 1, tập 2.
    • 1996: Xuất bản giáo trình “Lý thuyết kế toán”
  • co nguyen thi luong 2

    ThS Nguyễn Thị Lương

  • Quá trình đào tạo:
    • 2017: Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính
    • 2007: Cử nhân kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
    Quá trình công tác:
    • 2013 – nay: Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    • 2007 – 2013: công ty Cổ phần MISA
    Quá trình nghiên cứu khoa học:
    • 2017: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ xây dựng nhà cao tầng.

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Kế toán tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học cơ bản;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Nắm vững các kiến thức cơ bản về marketing, tài chính doanh nghiệp; Nắm vững các quy định của Luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam, và các văn bản pháp quy có liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn; Nắm vững các kiến thức về kế toán của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và kiến thức kế toán chuyên sâu của các doanh nghiệp đặc thù (doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp thương mại dịch vụ, …), các đơn vị hành chính sự nghiệp; Nắm vững kiến thức về tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ; Nắm vững kiến thức về sử dụng phần mềm kế toán của các phần mềm kế toán thông dụng được nghiên cứu; Nắm vững kiến thức cơ bản về kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính; Phân tích và hoạch định các chương trình kế toán quản trị và kiểm soát nội bộ, phân tích và lập các kế hoạch tài chính; các báo cáo tài chính doanh nghiệp; Lập và phân tích một số báo cáo kế toán quản trị như: Lập dự toán, dự báo về doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo từng đơn vị/mặt hàng/khu vực… Lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,… để tham mưu cho lãnh đạo trong việc ra quyết định; Lập báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm; Tư vấn, thẩm định hiệu quả tài chính về dự án đầu tư; Soạn thảo văn bản, hợp đồng, đàm phán và ứng xử giao tiếp; Sử dụng thành thạo một phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: Tổ chức, thiết lập, triển khai, thực hiện và vận dụng chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính, tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội khác; Lập, thu thập, xử lý, kiểm tra, ghi chép và lưu chữ chứng từ, sổ kế toán;
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Kế toán tổng hợp, kế toán các phần hành trong phòng kế toán của tất cả các loại hình doanh nghiệp;
– Nhân viên cho các Công ty hành nghề kế toán;
– Trợ lý kiểm toán trong các Công ty kiểm toán;
– Phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại;
– Kiểm soát viên, thanh tra viên, kế toán viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp;
– Giảng viên giảng dạy các môn học về kế toán, phân tích, kiểm toán cho các trường đại học, cao đẳng, trung học khối kinh tế và quản trị kinh doanh;
– Làm nhân viên phụ trách công tác tài chính trong các đơn vị;
– Làm nhân viên trong các cơ quan quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán của Nhà nước.”
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

Giới ThiệuNội DungViệc LàmHọc PhíChuẩn Đầu Ra

Tổng quan về ngành: 

Ngày nay, với xu thế hội nhập và vươn tầm quốc tế, công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa luôn phải gắn liền với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó ngành Kỹ thuật Xây Dựng là một ngành học vô cùng hấp dẫn, nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh, bởi tình thời đại của nó. Việt Nam cũng đang bắt đầu vươn tới áp dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới để xây dựng những công trình quy mô lớn. Triển vọng của ngành còn rất lớn nhờ quá trình đô thị hóa, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng luôn cao ở khắp các tỉnh thành, khu vực trong cả nước.

ngành Kỹ Thuật Xây Dựng gì?

Kỹ thuật Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, cầu đường, sân bay, cảng biển,…
Tuy nhiên, trên thực tế nguồn nhân lực phụ trách thiết kế, giám sát, chỉ huy và nghiệm thu các công trình xây dựng còn thiếu ở rất nhiều các tổ chức. Vì vậy, ngành Kỹ thuật Xây dựng luôn là ngành triển vọng cho sự khởi nghiệp của các bạn ở hiện tại và tương lai.

Đào tạo ngành Kỹ Thuật Xây Dựng

Các khối xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Các môn học chuyên ngành: Kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu nhà bê tông cốt thép, địa chất công trình, cơ sở quy hoạch kiến thức, vật liệu xây dựng, kiến trúc dân dụng và công nghiêp, kết cấu nhà thép, cấp thoát nước, máy xây dựng, tổ chức thi công, bệnh học và sửa chữa công trình, kỹ thuật thi công đặc biệt….

xay-dung

Chọn ngành Kỹ thuật Xây dựng, sinh viên sẽ…
– Nắm vững kiến thức các môn khoa học cơ bản và cơ sở liên quan đến chuyên ngành đào tạo và vận dụng được vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp;
– Nắm vững kiến thức ngành xây dựng và vận dụng được vào tính toán thiết kế, lập biện pháp, tổ chức, quản lí, điều hành thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
– Có kiến thức tin học trình độ B; hiểu rõ và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thi công và quản lí xây dựng;
– Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ.

Học  ngành Kỹ thuật Xây Dựng tại EAUT

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại những trường đại học đào tạo uy tín, chẳng hạn như Đại học Công Nghệ Đông Á (EAUT). Là một trường đại học của doanh nghiệp, với sự đầu tư trực tiếp của tập đoàn Polyco nên trường có chiến lược đào tạo khác biệt so với nhiều trường đại học khác cùng đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng.

– Đào tạo:

+ Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng Đại Học Công Nghệ Đông Á sẽ được chú trọng vào thực hành song song lý thuyết vững chắc xuyên suốt trong quá trình học. Lý thuyết gắn liền với thực tiễn, không chỉ ngành kế toán mà tất cả các ngành khác trong trường sinh viên đều được đi thực hành trực tiếp tại các doanh nghiệp lớn từ những năm đầu của đại học.

+ Sinh viên sẽ được trực tiếp các thầy cô trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giảng dạy

+ Với ngành Kỹ thuật Xây dựng trường có liên kết với công ty xây dựng trong nước tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội đi thực tập tại công trường, cọ sát với những công việc thực tế.

+ Ngoài ra các em còn được trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ đa dạng giúp các em có thể phát triển trong cuộc sống cũng như sự nghiệp trong tương lai.

– Học phí:

Sinh viên học Kỹ thuật Xây dựng tại Trường Công Nghệ Đông Á có mức học phí chỉ 16.000.000.vnđ/năm học.

Ngoài ra sinh viên còn được hưởng các ưu đãi: Miễn phí 6 tháng ký túc xá. Miễn phí 1 năm tập Gym, miễn phí các lớp học giao tiếp Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn…

– Cơ sở vật chất hiện đại:

Toàn bộ hệ thống phòng học của Trường Đại học Công nghệ Đông Á được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại: Máy chiếu, điều hoà hai chiều, hệ thống chiếu sáng, phòng thực hành có hệ thống máy tính cấu hình cao… phòng học thoải mái, khang trang sạch sẽ giúp sinh viên tập trung học tập tốt nhất.

– Việc làm:

Ngay từ những ngày đầu vào học tại Đại Học Công Nghệ Đông Á không chỉ  sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng mà tất cả các ngành khác sinh viên đều được đã có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai và được cung cấp những kiến thức, kỹ năng đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp. Nhà trường và  Sinh viên sẽ thực hiện ký cam kết mỗi bên giữ một bản, nhà trường cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm. Học tại trường Công Nghệ Đông Á sinh viên có thể yên tâm về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

– Bằng cấp:

Sinh viên Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á ra trường  được cấp bằng đại học CHÍNH QUY ngành Kỹ thuật Xây dựng. Bằng cấp khá giỏi còn tùy thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên.

Với tôn chỉ” nói không với thất nghiệp” Trường đại học Công Nghệ Đông Á luôn hướng tới khẳ năng làm việc, thực hành của sinh viên. Cam kết sinh viên ra trường đều có việc làm với mức lương tốt nhất.

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây


Nhu cầu nhân lực
Kiến trúc – xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, dự báo nhu cầu việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường khoảng 10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường chiếm khoảng 85,93%. Với nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong nền kinh tế, triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành là vô cùng rộng mở.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật Xây dựng

Những vị trí mà sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp như:

– Nhà quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý xã hội và các chủ doanh nghiệp. Làm việc tại các Cục, Vụ, Viên nghiên cứu
– Thiết kế, thi công, giám sát, quản lí dự án,… tại các công ty xây dựng
– Đảm nhận công tác chuyên môn và quản lí tại các Sở xây dựng, Ban quản lí dự án các tỉnh, các phòng quản lí đô thị, hạ tầng…
– Đủ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để tham gia các chương trình và môi trường làm việc quốc tế.
– Trở thành các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong và ngoài nước.

Học Phí

Học Phí: 16.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Kỹ thuật Xây dựng tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học cơ bản;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn: Có kiến thức khoa học cơ sở và chuyên ngành trong lĩnh vực qui hoạch chuẩn bị kỹ thuật cho vùng đô thị, khu đô thị và khu công nghiệp; Có kiến thức khoa học cơ sở và chuyên ngành trong lĩnh vực qui hoạch hệ thống giao thông đô thị, cấp thoát nước đô thị; Có năng lực qui hoạch, tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật hạ tầng đô thị vùng, đô thị và khu công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ; Có năng lực qui hoạch, tư vấn lập dự án, thiết kế các công trình bảo vệ cấp vùng và cấp đô thị có qui mô vừa và nhỏ; Có năng lực quản lý dự án, tổ chức thi công, giám sát xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; Có năng lực quản lý, vận hành, khai thác các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị vùng, khu đô thị và khu công nghiệp.
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Có các kỹ năng nghề nghiệp sau: – Có kỹ năng triển khai thiết kế chi tiết hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Lập dự án đầu tư, thẩm tra, giám sát, tổ chức thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
– Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về kỹ thuật hạ tầng đô thị; các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội có liên quan đến kỹ thuật hạ tầng đô thị;
– Có thể làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng và tư vấn xây dựng thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật phù hợp với chuyên môn đào tạo trong vai trò cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát, chỉ huy thi công, cán bộ quản lý dự án….chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.